Trang chủKiến ThứcChỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Khi tham gia giao dịch chứng khoán, forex, hay bất kỳ kênh đầu tư nào khác, nhà đầu tư hoặc các trader sẽ có những lúc cần sử dụng đến các chỉ báo kỹ thuật để đánh giá mức biến động của thị trường.

Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Chỉ báo ATR (Average True Range), hay “Vùng dao động thực trung bình” chính là một trong những chỉ báo thường được các trader dùng nhiều nhất để theo dõi biến động. Mặc dù ban đầu chỉ báo này được sáng tạo ra nhằm áp dụng vào thị trường hàng hóa, nhưng bạn có thể tùy ý sử dụng ATR để đánh giá cả những thị trường khác, chẳng hạn như thị trường chứng khoán hoặc forex để biết điểm mua vào bán ra cho hợp lý.

ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Định nghĩa

Vùng dao động thực trung bình (ATR) là mức dao động giá trung bình của một loại tài sản nào đó trong một phạm vi nhất định. Nói nôm na dễ hiểu, giả sử bạn đang quan tâm đến cổ phiếu FedEx (FDX) của thị trường Mỹ, thì mức ATR của cổ phiếu FDX sẽ cho bạn biết độ biến động giá của FDX theo thời gian, cụ thể theo hình minh họa bên dưới đây sẽ là trong giai đoạn 14 ngày (ATR 14).

Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR

Khoảng thời gian áp dụng cho phép tính ATR có thể tùy chỉnh khác nhau. Thông thường, giới trader thường sẽ sử dụng ATR 14 kỳ, và nếu biểu đồ của bạn là biểu đồ theo ngày (daily) thì 14 kỳ đó sẽ là 14 ngày. Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh số kỳ đó ít hơn hoặc nhiều hơn. Nếu số kỳ ít hơn thì bạn có thể đo lường độ biến động của thị trường trong giai đoạn gần đây hơn, còn nếu số kỳ nhiều hơn thì khi đó ATR có thể giúp đo lường độ biến động dài hạn.

Công thức tính chỉ báo ATR

Để tính mức ATR, đầu tiên ta cần phải tính Vùng dao động thực (True Range).

Để tính True Range (TR), trước hết ta cần phải làm ba phép tính cơ bản và sau đó so sánh kết quả của chúng với nhau. Cuối cùng, TR sẽ là con số có giá trị lớn nhất trong số ba phép tính đó:

Phép tính 1: Giá đỉnh kỳ hiện tại – Giá đáy kỳ hiện tại

Phép tính 2:  Giá trị tuyệt đối (abs) của [Giá đỉnh kỳ hiện tại – Giá đóng cửa kỳ liền trước]

Phép tính 3:  Giá trị tuyệt đối (abs) của [Giá đáy kỳ hiện tại – Giá đóng cửa kỳ liền trước]

Khi đó, True Range sẽ có giá trị là:

TR = max [(đỉnh – đáy), abs (đỉnh – đóng kỳ trước), abs (đáy – đóng kỳ trước)]

Phép tính số 2 và 3 sử dụng giá trị tuyệt đối vì ATR không xác định hướng giá mà chỉ đo độ biến động, cho nên không được có số âm.

Khi đã có được True Range, bạn sẽ tính được ATR.

ATR = (Tổng các TR trong n kỳ)/n

Với giả thuyết là ATR 14 kỳ như trên, bạn có thể tính:

ATR 14 = (Tổng TR của 14 kỳ)/14

Chỉ báo ATR nói lên điều gì?

Để nhắc lại lần nữa, ATR là chỉ báo có tác dụng đo độ biến động thị trường. Đối với những nhà đầu tư thường xuyên giao dịch và theo dõi thị trường ngày qua ngày, chắc chắn bạn sẽ phải hết sức chú ý đến những dấu hiệu biến động, dù là nhỏ nhất. Lý do là vì sao?

Nếu bạn nhận biết sớm thì bạn có thể sớm chốt lời nhanh để còn bảo toàn lợi nhuận, hoặc xác lập mức cắt lỗ từ đầu để tránh bị cháy sạch tài khoản. Hoặc nếu bạn đầu tư theo kiểu thụ động, mua rồi giữ và chờ hưởng cổ tức, thì cũng nên theo dõi biến động thị trường, mặc dù các quyết định đầu tư cũng sẽ ít phụ thuộc vào tín hiệu ATR hơn.

Khi ATR tăng, điều đó có nghĩa là thị trường đang gia tăng biến động. Nói cách khác, lực mua hoặc lực bán sẽ nhiều hơn, mạnh hơn. Nếu một mã chứng khoán nào đó có mức ATR cao, đó có thể là do mã này tăng hoặc giảm giá đột ngột, chẳng hạn như trong hình minh họa dưới đây của cổ phiếu FedEx vào ngày 22/09/2021 (đánh dấu bằng các đường tròn màu xanh lá cây), tức là 1 ngày sau khi công ty này báo cáo giảm lợi nhuận và hạ kế hoạch kinh doanh toàn năm trong kỳ báo cáo tài chính hàng quý, dẫn đến kết cục bị bán tháo từ 252 USD xuống còn 229 USD (-9%).

Chỉ báo ATR nói lên điều gì?
Chỉ báo ATR nói lên điều gì?

Khi ATR giảm, điều đó có nghĩa là thị trường đang hạ mức biến động. Nếu bạn tham gia giao dịch chứng khoán hoặc forex mỗi ngày thì nên theo dõi ATR để quan sát tình hình biến động thị trường. Làm như vậy thì sẽ quản lý được rủi ro vì bạn có thể sử dụng các mẫu hình và xu hướng ATR để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh, đồng thời cũng có thể đánh giá khối lượng giao dịch nên ở mức lớn nhỏ ra sao.

Những hạn chế của chỉ báo ATR

Vùng dao động thực trung bình tuy có thể giúp bạn đánh giá biến động rất tốt nhưng cũng có một số giới hạn nhất định.

Mặc dù ATR có tác dụng báo hiệu tình hình biến động hiện tại nhưng chỉ số này không thể đo lường hoặc dự báo giá tương lai. Khi thị trường đang có biến động lớn, ATR có thể sẽ tăng cao, từ đó đưa ra tín hiệu sai lệch về xu hướng giá. Nếu bạn chỉ chăm chăm dựa vào ATR để tìm điểm ra vào lệnh thì khả năng thua lỗ sẽ khá cao.

Đó là lý do tại sao bạn nên so sánh các mức ATR trong nhiều khung thời gian khác nhau, đồng thời còn phải kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng.

Dùng chỉ báo ATR để đặt mức dừng lỗ

Bạn có thể sử dụng ATR để xác định mức cắt lỗ tại bất kỳ thị trường nào, từ chứng khoán, hàng hóa, cho đến forex. Thông thường, nhiều trader sẽ đặt mức cắt lỗ cách biệt một khoảng có giá trị bằng 1 ATR từ vị trí vào lệnh.

Ví dụ: nếu bạn vào lệnh bán cổ phiếu FedEx (FDX) ở mức 255 USD và mức ATR 14 là 4,75 USD (đánh dấu bằng các đường tròn màu xanh lá cây), mức cắt lỗ nên đặt ở 255 + 4,75 = 259,75 USD. Nếu muốn thận trọng hơn, bạn có thể đặt mức cắt lỗ cách xa gấp đôi hoặc gấp ba lần ATR từ điểm vào lệnh.

Dùng chỉ báo ATR để đặt mức dừng lỗ
Dùng chỉ báo ATR để đặt mức dừng lỗ

Xem thêm: Làm thế nào để sử dụng chỉ báo Aroon trong Forex?

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt vị trí cắt lỗ cách 1 ATR từ mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất.

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Translator
Translator
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm nhân viên ngân hàng, hiện đang tư vấn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về đầu tư, bảo hiểm, ...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT