Báo cáo tài chính gồm những gì? Báo cáo tài chính có bao nhiêu loại?

0
163
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính gồm những gì

Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống có những bảng biểu, sơ đồ thường áp dụng khi đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của từng dòng tiền trong doanh nghiệp. Vậy BCTC gồm những gì? BCTC bao gồm: bảng cân đối về kế toán, các báo cáo chỉ rõ những hoạt động kết quả của kinh doanh, báo cáo số liệu giao dịch tiền tệ, thuyết trình báo cáo tình hình tài chính.

Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

BCTC gồm những gì? BCTC là một hệ thống có nhiều bảng biểu và sơ đồ để dùng nhằm miêu tả lại tình hình hoạt động hay những dòng tiền của doanh nghiệp. Thông thường trong BCTC sẽ có các báo cáo tóm tắt mô tả tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và kết quả hoạt động của công ty theo mỗi giai đoạn.

Báo cáo tài chính là kết quả hoạt động của một doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là kết quả hoạt động của một doanh nghiệp

Ngoài ra chúng ta còn hiểu rằng đây cũng là công cụ nhằm chỉ rõ thực trạng tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong việc có khả năng kiếm lợi nhuận. Yếu tố tình hình tài chính của công ty sẽ được chỉ rõ trong báo cáo này. Thông qua nó mỗi doanh nghiệp sẽ tìm được cho mình hướng đi phù hợp trong sự tăng trưởng của toàn công ty.

Phân Loại Báo Cáo Tài Chính

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm có 4 loại chính
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm có 4 loại chính

Các Loại Báo Cáo Tài Chính Và Các Khoản Mục

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm có 4 loại chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.

Các loại báo cáo tài chính và các khoản mục trên báo cáo tài chính
Các loại báo cáo tài chính và các khoản mục trên báo cáo tài chính

Bảng Cân Đối Kế Toán

Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản, nợ phải trả thuộc vốn chủ sở hữu của công ty ở một thời điểm (ngày) cụ thể, thông thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm. Bảng cân đối Kế toán gồm 2 phần là tài sản và nguồn vốn.

Phần tài sản phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm cuối kỳ kế toán, dưới nhiều hình thái và ở từng giai đoạn của quá trình phát triển. Trong khi đó, phần “nguồn vốn” phản ánh nguồn phát sinh một số loại tài sản của doanh nghiệp ở cuối kỳ hoạt động.

Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Đây là báo cáo các dòng tiền vào (thu) và ra (chi) trong một kỳ, được chia thành ba loại hoạt động: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ những hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo này cho biết trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ những hoạt động nào và tiền được sử dụng vào những hoạt động nào.

Báo Cáo Kết Quả Của Hoạt Động Kinh Doanh

Báo cáo kết quả tài chính trình bày tất cả những khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí cho một kỳ cụ thể, trong tháng, quý hoặc năm. Tài liệu này giống với một cuộn phim hay video mô tả toàn bộ hoạt động của đơn vị theo thời kỳ cố định. Báo cáo kết quả tài chính là một báo cáo riêng rẽ. Trong thực tế, phần cơ bản nhất là thông tin kết quả hoạt động của đơn vị – lợi nhuận (lãi/lỗ) – chỉ lấy từ phần doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu chi phí cao hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị sẽ bị thua lỗ.

Báo Cáo Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu

Báo cáo sẽ trình bày chi tiết sự biến động của vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định, theo tháng, quý hoặc năm. Vốn chủ sở hữu tăng lên thông qua việc đầu tư của chủ sở hữu và lãi ròng tăng theo kỳ, nhưng vốn chủ sở hữu sụt giảm khi chủ sở hữu thoái vốn hoặc phát sinh lỗ lớn cuối kỳ. Tổng số lãi/lỗ ròng sẽ được rút ra ngay từ báo cáo kết quả tài chính.

Các giao dịch tăng vốn hoặc thoái vốn của người chủ sở hữu doanh nghiệp không ảnh hưởng đến lãi, lỗ trong kỳ nên không ảnh hưởng đến báo cáo kết quả tài chính, có liên quan, tác động đến báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu. Trong VAS (dịch vụ giá trị gia tăng), báo cáo kiểm toán được nêu trong phần tóm tắt BCTC. Còn trong IFRS (chuẩn mực BCTC quốc tế) , báo cáo kiểm toán được trình bày riêng biệt do tính chất độc lập của nhà đầu tư.

Kỳ Lập Báo Cáo Tài Chính

Lịch nộp báo cáo tài chính có thể tính theo năm dương lịch hay theo kỳ quyết toán hằng năm là 12 tháng tròn

Kỳ Lập Hàng Năm

Lịch nộp báo cáo tài chính có thể tính theo năm dương lịch hay theo kỳ quyết toán hằng năm là 12 tháng tròn từ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế. Tuy nhiên cũng có những trường hợp doanh nghiệp được phép điều chỉnh ngày cuối kỳ kế toán năm. Điều đó có ảnh hưởng khi BCTC của kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ cuối cùng dài hoặc ngắn hơn 12 tháng. Lưu ý hoạt động này không nên kéo dài hơn 15 tháng.

Lưu ý hoạt động này không nên kéo dài hơn 15 tháng
Lưu ý hoạt động này không nên kéo dài hơn 15 tháng

Kỳ Lập Giữa Niên Độ

Đối với kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quý của năm tài chính. Trong đó không bao gồm quý IV. Tuy nhiên phải lưu ý trong bộ BCTC bao gồm nội dung gì nhằm có được dữ liệu cần thiết.

Đối với kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quý của năm tài chính

Kỳ Lập Khác

Tuỳ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp mà việc lập BCTC theo kỳ kế toán với một số mốc như tuần, tháng, 6 tháng,… Điều này sẽ được tiến hành tuỳ theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu và công ty chủ.

Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì?

Như đã nêu ở trên theo quy định hầu hết tất cả các doanh nghiệp phải lập BCTC hàng năm. Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hoạt động chứng khoán. Các đơn vị phải thực hiện BCTC theo quý.

Như đã nêu ở trên theo quy định hầu hết tất cả các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính hàng năm

Thời hạn gửi BCTC đến Sở kế hoạch đầu tư được quy định chi tiết như sau:

  • Doanh nghiệp ngoài nhà nước, tư nhân, hợp tác xã đều phải lập BCTC trong 30 ngày tính từ thời điểm năm tài chính kết thúc.
  • Các tập đoàn, công ty mẹ, tổng công ty của nhà nước và những mô hình doanh nghiệp tương tự sẽ nộp BCTC trong 90 ngày tính từ thời điểm năm tài chính kết thúc.

Mức Phạt Khi Nộp Chậm Và Lập Sai BCTC

Vi phạm báo cáo tài chính cần nộp phạt bao nhiêu?

Vi Phạm Tài Khoản Kế Toán

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi sau đây:

  • Hạch toán sai hoặc không rõ nội dung.
  • Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc lập mới tài khoản kế toán khi không được Bộ Tài chính đồng ý.
  • Không thực hiện đầy đủ hệ thống tài khoản kế toán đã được phê duyệt.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với vi phạm tài khoản kế toán
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với vi phạm tài khoản kế toán

Với 2 trường hợp đầu tiên thì mức xử phạt trên sẽ áp dụng với cá nhân sai phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị xử phạt tiền nhân đôi.

Các Vi Phạm Về Lập Báo Cáo Tài Chính Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính

Mức xử phạt cho các vi phạm về báo cáo tài chính
Mức xử phạt cho các vi phạm về báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lập BCTC không đầy đủ hoặc không theo quy định.
  • Báo cáo tài chính thiếu chữ ký.
  • Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị xử phạt tiền nhân đôi.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lập không đầy đủ chi tiết BCTC.
  • Áp dụng mẫu BCTC khác so với các chuẩn mực và chế độ hiện hành.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không lập BCTC theo mẫu đã cho sẵn
  • Lập BCTC không phù hợp với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
  • Lập và báo cáo BCTC không theo chế độ và chuẩn mực kế toán.

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Giả mạo BCTC, khai khống số liệu nhưng không quá mức xử lý hình sự.
  • Thỏa thuận hoặc thực hiện cưỡng ép người khác giả mạo BCTC, kê khống số liệu trên BCTC nhưng không quá mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Cố ý hoặc thoả thuận với người khác để xác nhận, bác bỏ thông tin, số liệu trái sự thật nhưng không quá mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với những trường hợp sau:

  • Không lập BCTC hoặc báo cáo không đúng nội dung
  • Lập và công bố BCTC không đầy đủ, minh bạch.
  • Nộp BCTC, báo cáo kiểm toán tại Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.
  • Công khai BCTC không đúng nội dung.
  • Công khai BCTC chậm trễ thời hạn từ 1-3 tháng
  • Hạch toán không theo nội dung quy định của tài khoản kế toán.
  • Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính đồng ý.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không áp dụng đầy đủ hệ thống tài khoản trong lĩnh vực của đơn vị.
  • Không thực hiện theo hệ thống tài khoản đã được phê duyệt.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

  • Nộp BCTC chậm trễ thời hạn quá 3 tháng.
  • Lập BCTC thiếu chính xác.
  • Giả mạo, khai man số liệu BCTC.
  • Thỏa thuận hoặc ép buộc các cá nhân khác giả mạo BCTC.
  • Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc các cá nhân khác cung cấp, xác nhận thông tin không đúng sự thật.
  • Công khai BCTC chậm trễ thời hạn trên 3 tháng.
  • Sai thông tin, số liệu trên BCTC.
  • Nộp BCTC không đính kèm các số liệu báo cáo kiểm toán khi cần thiết.

Kết Luận

Trên đây là một số thông tin về báo cáo tài chính mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này của Nhật Ký Traders, bạn đã hiểu rõ về BCTC, biết được BCTC gồm những gì, các loại BCTC, hệ thống BCTC bao gồm những gì, các khoản mục trên BCTC, kỳ lập và thời hạn nộp BCTC ra sao.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận