Nhật ký traders – Hỗ trợ và kháng cự là hai nhân tố then chốt nhà đầu tư cần nắm vững trong phân tích kỹ thuật. Đây là hai chỉ số trực quan nhất giúp nhà đầu tư có thể đưa ra các chiến lược lệnh và thiết lập mức stop loss và take profit cho từng đợt giao dịch.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ các loại hỗ trợ và kháng cự, cùng chúng tôi tìm hiểu bốn loại hỗ trợ và kháng cự phổ biến nhất dưới đây.
Support and Resistance – Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm phổ biến với các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật. Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá trên thị trường đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi giá tiếp tục xu hướng. Hanh vi đó vẫn có thể lặp lại trong tương tại.

Các loại hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) phổ biến
Dưới đây là các loại hỗ trợ và kháng cự phổ biến trên thị trường, nhà đầu tư cần hiểu rõ từng loại để có chiến lược đầu tư phù hợp:
Hỗ trợ và kháng cự theo xu hướng
- Tại mô hình này, trên biểu đồ giá thường xuất hiện các điểm mà tại đó hỗ trợ và kháng cự đổi vị trí cho nhau. Mức hỗ trợ cũ trở thành mức khán cự mới và mức kháng cự cũ trở thành mức hỗ trợ mới.
- Nhà đầu tư nên đánh dấu lại các điểm này, khi thị trường phá vỡ Breakout nhwuxng cản đó, nhà đầu tư có thể xem xét mức độ hồi giá về khu vực cản này, trong Forex còn gọi là giao dịch theo xu hướng hồi giá.
- Tại điểm này, giá tạo thành các đỉnh và đáy liên tiếp, kênh xu hướng song song với nhau.

Hỗ trợ và kháng cự theo đường trung bình động
- Trong trường hợp này, giá thường bật nảy khi chạm vào một đường trung bình động, và chính vì vậy đường trung bình động chính là một đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Lưu ý, các mức mới này chưa chắc đã là đường thẳng cứng mà nó phụ thuộc vào sự biến động của đường trung bình.

Hỗ trợ và kháng cự theo mức phục hồi Fibonacy
- Theo các mức phục hồi, Fibonacci có các mức gồm 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%,… và dựa vào các mức n ày ta cũng sẽ có các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng trên thị trường.
- Hình ảnh dưới đây là một cản 50% của Fibonacci đã được chứng minh theo thời gian.

Hỗ trợ và kháng cự theo vùng giao dịch
- Tại đây giá sẽ hình thành các đỉnh sau bằng các đỉnh trước, tương tự các đáy sau bằng các đáy trước. Từ đó, bạn sẽ có hai đường nằm song song giữa các đỉnh và các đáy.
- Khi giá chạm đến mức hỗ trợ thì nhà đầu tư nên mua vào còn khi giá chạm đến mức kháng cự thì nhà đầu tư nên bán ra, nhà đầu tư có thể lặp lại chiến lược này tới khi giá vượt khỏi trading range.
Tham khảo thêm: Tỷ lệ R:R dùng như thế nào để hiệu quả nhất trong Forex?
Kết luận
Nhìn chung, thị trường ngoại hối sẽ luôn luôn di chuyển, nó có thể di chuyển đi lên hoặc đi xuống, hoặc đi ngang. Để hiểu được những chuyển động này nhà đầu tư cần phân tích hành động giá hay còn gọi là Price Action. Hiểu về các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp nhà đâu tư ước chừng được mức Stop loss hay Take profit hợp lý và dự đoán được thị trường Forex.
Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng, sẽ không có ai có thể dự đoán chính xác 100% thị trường tiếp theo sẽ như thế nào, tuy nhiên nắm vững lý thuyết là bước đầu để kiếm tiền trên thị trường ngoại hối. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp bạn nhanh nhất. Chúc bạn đầu tư thành công trên thị trường ngoại hối.
Nhật ký Traders