Trang chủBlogCác loại thỏa thuận NDA hiện nay

Các loại thỏa thuận NDA hiện nay

Trong một doanh nghiệp hiện nay, thì việc bảo mật thông tin luôn vô cùng quan trọng và được đặt lên trên hàng đầu, vậy nên việc ký kết các hợp đồng thỏa thuận NDA là việc tất yếu.

Hợp đồng NDA thường sẽ được ký kết sẽ giúp đảm bảo về việc 2 bên ký kết không được phép tiết lộ thông tin đã nêu trong hợp đồng, nếu như không thì bên vi phạm sẽ phải chịu phạt theo đúng như các điều khoản đã ký kết.

Vậy để hiểu rõ hơn về NDA là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

NDA là gì?

NDA là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong doanh nghiệp, đây chính là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là Non – Disclosure Agreement, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bảo mật thông tin hoặc là thỏa thuận cam kết không tiết lộ thông tin giữa 2 hoặc nhiều bên về các thông tin nội bộ, tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học, các điều bí mật mà 2 bên muốn giữ kín.

Các loại thỏa thuận NDA hiện nay

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản Minergate

Thông thường thì hợp đồng thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ được thực hiện ký kết giữa hai công ty hoặc công ty với cá nhân hay bất kỳ thực thể nào đang kinh doanh, hợp tác muốn giữ bí mật vì những mục đích chung và không muốn bên thứ 3 biết đến.

Các loại thỏa thuận NDA

Tùy vào từng trường hợp mà thỏa thuận NDA sẽ được chia làm 3 loại chính đó là thỏa thuận bảo mật thông tin NDA đơn phương, NDA đa phương và NDA song phương, cụ thể như sau:

NDA đơn phương

Thỏa thuận bảo mật thông tin NDA đơn phương còn có cách gọi khác là thỏa thuận 1 chiều. Thỏa thuận này được ký kết liên quan đến một bên cung cấp thông tin và bên kia phải cam kết không tiết lộ thông tin ra bên ngoài, nếu không thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

NDA song phương

Thỏa thuận bảo mật thông tin NDA song phương là thỏa thuận giữa 2 bên có liên quan có nhiệm vụ trao đổi thông tin cho nhau và bên nhận thông tin chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, mỗi bên sẽ có những quyền lợi và hình phạt nếu như tiết lộ thông tin.

Thỏa thuận NDA song phương thường phù hợp với các doanh nghiệp đang trong quá trình xem xét, sáp nhập với nhau hoặc các thương vụ M&A.

NDA đa phương

Thỏa thuận này liên quan đến ba hoặc nhiều bên khác nhau trong việc cam kết trao đổi và bảo mật thông tin. Khi thực hiện thỏa thuận NDA này, các bên xem xét tình hình thực tế và chỉ có thể thực hiện một thỏa thuận nhưng cần các cuộc thương lượng trong thời gian dài và chi tiết thì mới thỏa mãn được đầy đủ nhu cầu của các bên.

Thỏa thuận NDA có vai trò gì?

Các loại thỏa thuận NDA hiện nay

Có thể nói thỏa thuận NDA có vai trò đặc biệt quan trọng với các cá thể tham gia đàm phán về hợp đồng bảo mật thông tin, để bên cung cấp thông tin có thể yên tâm chia sẻ tất cả các thông tin mà không phải lo các thông tin mật bị tiết lộ cho đối thủ hay bên ngoài.

Thỏa thuận NDA cũng được xem như một bản hợp đồng pháp lý được Nhà nước công nhận, do đó nếu một trong các bên vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin NDA thì bên còn lại có thể làm đơn kiện bên vi phạm ra tòa án để được bồi thường và ngăn chặn việc tiết lộ thêm các thông tin khác.

Hơn nữa, thỏa thuận NDA còn có tác dụng giúp ngăn chặn các tình huống đối thủ cạnh tranh có cơ hội biết được bí mật thương mại hoặc trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Thành phần của thông tin bảo mật NDA

Có 6 thành phần quan trọng nhất của thông tin bảo mật NDA đó là:

  • Họ tên đầy đủ của tất cả các bên tham gia vào hợp đồng thỏa thuận.
  • Giải thích chi tiết và cụ thể về tất cả những gì cấu thành nên thông tin cần giữ kín trong từng trường hợp cụ thể,
  • Tất cả các loại trừ về từ bảo mật.
  • Tuyên bố chính thức về các trường hợp thông tin được tiết lộ.
  • Các mốc thời gian có liên quan đến thỏa thuận.
  • Quy định về các vấn đề khác cần các bên thực hiện theo đúng trách nhiệm và nghĩa vụ.

Quy trình thực hiện NDA cho doanh nghiệp

Các loại thỏa thuận NDA hiện nay

Với doanh nghiệp khi muốn thực hiện thỏa thuận NDA thì sẽ thực hiện theo 4 bước cơ bản nhất như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu nhân viên đọc kỹ và ký kết thỏa thuận NDA.
  • Bước 2: Thực hiện giữ kín các thông tin trong nội bộ công ty và ra bên ngoài.
  • Bước 3: Thực hiện phỏng vấn nhân viên đó trước khi cho họ nghỉ việc đế tránh trường hợp nhân viên đó tiết lộ các thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp ra bên ngoài.
  • Bước 4: Theo dõi nhân viên cũ và cả hoạt động của nhân viên đó khi tham gia vào công ty mới để đảm bảo họ có tiết lộ thông tin cho công ty mới hay không.

Đánh giá bài viết

4.5 / 5. Lượt đánh giá: 11

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT