Trang chủKiến ThứcCác mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns): khái niệm, đặc trưng từng...

Các mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns): khái niệm, đặc trưng từng loại

Trong giao dịch, mô hình tiếp tục hay mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns) được biết đến là mô hình giá duy trì xu hướng hiện tại. Chúng có nhiều loại với những đặc trưng riêng.

Sau đây, NhatkyTraders sẽ cùng bạn tìm hiểu và nhận biết về các mô hình giá tiếp diễn thường xuất hiện nhất trong giao dịch. Hãy theo dõi và tham khảo những thông tin hữu ích cho mình!

  1. Mô hình tiếp diễn là gì?

Mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns) là loại mô hình giá phát tín hiệu về đường giá trên thị trường vẫn sẽ tiếp tục duy trì theo xu hướng hiện tại. Đó có thể là một xu hướng tăng, một xu hướng giảm hoặc một xu hướng giá đi ngang.

Có nhiều loại mô hình tiếp diễn xuất hiện trên biểu đồ mà trader dễ dàng nhận biết. Trong đó nổi bật là mô hình cờ, mô hình tam giác, mô hình chữ nhật, mô hình tách tay cầm, mô hình kênh giá,…

Để có thể giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất, trader phải tìm hiểu và nhận biết đặc điểm của từng loại mô hình giá này. Ở nội dung phần sau, chúng ta sẽ khám phá cụ thể hơn về vấn đề này.

Xem thêm: Tìm hiểu về đường A/D (Advance/Decline Line) trong chứng khoán

  1. Các mô hình tiếp diễn phổ biến

Các mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns) với khái niệm và đặc trưng riêng biệt như sau:

2.1 Mô hình cờ đuôi nheo Pennant

Mô hình cờ đuôi nheo hay mô hình Pennant là một loại mô hình tiếp diễn phổ biến. Loại mô hình này sẽ phát tín hiệu dự báo giá tiếp tục duy trì theo một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm khá mạnh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn hạn và được hình thành ở trước đó.

Đặc điểm:

– Mô hình giá cờ đuôi nheo sẽ xuất hiện sau một đợt giá chuyển động mạnh. Nó sẽ ở thời kỳ giá có dấu hiệu chậm lại và dao động phạm vi hẹp. Phần đuôi sẽ tạo thành hình lá cờ tam giác.

– Giá sẽ chuyển động và phá vỡ mô hình. Nó tiếp tục di chuyển theo đúng xu hướng đã hình thành trước đó.

– Có 2 loại là cờ đuôi nheo tăng giá (Bullish Pennant) và cờ đuôi nheo giảm giá (Bearish Pennant).

2.2 Mô hình lá cờ Flag

Một mô hình tiếp diễn khác mà bạn cũng có thể nhận biết là mô hình lá cờ hay mô hình Flag. Mô hình giá này sẽ được hình thành khi thị trường có sự di chuyển mạnh mẽ về một hướng (hoặc tăng, hoặc giảm). Sau đó, giá sẽ bắt đầu tích lũy trong phạm vi biên độ hẹp.

Đặc điểm:

– Gồm có 2 thành phần là xu hướng ban đầu (cột cờ) và giai đoạn tích lũy (lá cờ).

– Mô hình Flag cũng được phân thành 2 loại chính là mô hình lá cờ tăng (Bullish Flag) thể hiện cho xu hướng tăng vẫn tiếp tục và mô hình lá cờ giảm (Bearish Flag) thể hiện cho xu hướng giảm vẫn tiếp tục.

2.3 Mô hình tam giác cân Triangle

Mô hình tam giác cũng là loại mô hình giá tiếp diễn đặc trưng trong giao dịch. Với mô hình này, sẽ có 3 loại nhỏ là mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng và mô hình tam giác giảm.

– Mô hình tam giác cân Symmetrical Triangle

Mô hình giá này sẽ có đặc điểm đường hỗ trợ đi xuống, đường kháng cự đi lên. Chúng sẽ hội tụ nhau tại một điểm => tạo thành hình tam giác cân.

Khi mô hình Symmetrical Triangle xuất hiện => cả bên mua và bên bán đều ở thế cân bằng, không có sự chênh lệch đối với bất kỳ bên nào.

– Mô hình tam giác tăng Ascending Triangle

Mô hình giá này sẽ có đặc điểm đường kháng cự nằm ngang ở phía trên, đường hỗ trợ phía dưới và có xu hướng đi lên. Chúng hội tụ tại một điểm nằm bên phải => tạo thành hình tam giác chếch lên trên.

Khi mô hình Ascending Triangle xuất hiện => bên mua sẽ có ưu thế hơn, các đáy sẽ cao dần, bên bán đi ngang với phần đỉnh giá gần bằng nhau.

– Mô hình tam giác giảm Descending Triangle

Mô hình giá này sẽ có đặc điểm ngược với mô hình tam giá tăng. Theo đó, đường kháng cự đi xuống, đường hỗ trợ sẽ nằm ngang. Chúng hội tụ tại một điểm cũng ở bên phải => tạo thành hình tam giác ngang hơi chếch xuống dưới.

Khi mô hình Descending Triangle xuất hiện => bên bán sẽ có ưu thế hơn, các đỉnh sẽ thấp dần và phần đáy sẽ tiếp tục diễn biến đi ngang.

2.4 Mô hình chữ nhật Rectangle

Mô hình tiếp diễn với mô hình giá hình chữ nhật hay mô hình Rectangle. Đây là mô hình được hình thành sau một xu hướng giá tăng hoặc giảm rất rõ rệt.

Đặc điểm:

– Đường hỗ trợ và đường kháng cự đều nằm ngang và ở vị trí song song với nhau.

– Cung cấp tín hiệu đảo chiều/tiếp diễn xu hướng giá ở trước đó.

2.5 Mô hình tách tay cầm Cup with Handle

Mô hình tách tay cầm Cup with Handle cũng là một loại mô hình tiếp diễn thịnh hành. Đây là mô hình được hình thành trong giai đoạn củng cố về giá. Trải qua quá trình bức phá, giá sẽ tiếp tục hoạt động theo xu hướng trước đó.

Đặc điểm:

– Kết cấu môi hình giống hình cái tách hay cái cốc có tay cầm.

– Phần thân tách dạng tròn (chữ U) và phần tay cầm lệch nhẹ.

– Được phân thành 2 loại là cốc tay cầm thuận và cốc tay cầm nghịch.

2.6 Mô hình kênh giá Price Channel

Mô hình kênh giá Price Channel là mô hình giá tiếp diễn phát tín hiệu xu hướng theo kênh giá. Đó có thể là hướng đi lên hoặc hướng đi xuống.

Đặc điểm:

Đường xu hướng song song với đường kênh giá. Nó có thể dốc lên hoặc dốc xướng.

– Đường kênh giá trên giữ vai trò là đường kháng cự. Đường kênh giá dưới giữ vai trò đường hỗ trợ.

– Khi kênh giá dốc lên => kênh giá tăng (Bullish Price Channel). Khi kênh giá dốc xuống => kênh giá giảm (Bearish Price Channel).

  1. Kết luận

Có nhiều loại mô hình tiếp diễn Continuation Patterns được hình thành trong quá trình giao dịch. Mỗi loại sẽ có từng đặc điểm và mang đến tín hiệu thông báo riêng biệt. Do đó, trader nên lưu ý tìm hiểu và biết cách nhận diện để áp dụng lệnh giao dịch hiệu quả. Nếu còn vấn đề nào băn khoăn mà muốn khám phá thêm, bạn có thể theo dõi tại NhatkyTrader. Chúc bạn đầu tư thành công!

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Translator
Translator
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm nhân viên ngân hàng, hiện đang tư vấn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về đầu tư, bảo hiểm, ...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT