Trang chủBlogCách giao dịch với mô hình cốc tay cầm hiệu quả

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm hiệu quả

Ở nội dung của bài trước chúng tôi đã chia sẻ và giải thích về mô hình cốc tay cầm là gì. Và trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trader giao dịch hiệu quả với loại mô hình này nhé!

Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Cách nhận diện được mô hình cốc tay cầm đẹp

Cốc tay cầm chuẩn là mô hình phải đáp ứng được một số tiêu chí để đảm bảo chắc chắn được rằng giá sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn đột phá mạnh (Tránh gặp phải nhiều mô hình xấu, đến đoạn hình thành tay cầm thì giá lại đi xuống, không thể bứt phá để tạo xu hướng tăng được).

Theo kinh nghiệm giao dịch với mô hình Cup and Handle của mình, thì mình cho rằng nó nên đáp ứng các tiêu chí sau:

Độ sâu của cốc so với trend tăng giá thường là 20 – 35% nhiều trường hợp có thể đến 40 – 50%. Nhưng nếu mô hình có cốc càng sâu, thì tỷ lệ thất bại càng cao. Ví dụ cốc giảm tới 50% từ đỉnh tới đáy đồng nghĩa cổ phiếu này phải tăng gần 100% từ đáy để trở lại đỉnh cao của nó, rất khó, và tính từ điểm break out thì có lẽ chỉ tăng thêm được 5 – 15% là nhiều.

Phần cốc có hình chữ U sẽ uy tín hơn nhiều so với cốc nhìn giống chữ V. Như thế nó mới cho thấy giá đã có thời gian điều chỉnh và giờ đang hồi phục, đã loại bỏ được phần nào những nhà đầu tư yếu ớt và chỉ còn các nhà đầu tư mạnh (ít có xu hướng bán ra trong những đợt tăng giá tiếp theo).

Cốc có tay cầm nên dài ít nhất 7 tuần, còn nếu không có tay cầm thì nên là 6 tuần trở lên. Tay cầm phải được hình thành tối thiểu là 5 ngày,

Tay cầm phải có hình dạng giống mô hình cái nêm, có hướng dốc xuống, và mức giảm chỉ nên dao động khoảng 8 -12% là ổn. Nếu đang ở trong thị trường gấu, có thể chấp nhận giá xuống tầm 20%.

Tay cầm có hình dạng cái nêm, nhưng lại dốc lên trên sẽ là một mô hình CỐC TAY CẦM xấu, bởi nó cho thấy vẫn đang tồn tại nhiều nhà đầu tư yếu, nên khó có thể bật tăng mạnh trong tương lai. Cái nêm hướng lên trên thường hay xuất hiện ở cổ phiếu bị thị trường lãng quên, hoặc cổ phiếu dẫn dắt thị trường nhưng lại được quá nhiều người biết đến.

Đặc biệt quan tâm đến khối lượng giao dịch, bởi phần thoát khỏi phần tay cầm sẽ có khối lượng tăng đột biến (break out) – và cũng là điểm phù hợp để chọn điểm mua.

Tâm lý thường thấy khi giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Thông thường, vào giai đoạn xuất hiện phần chữ U của cốc, giá cổ phiếu sẽ tương đối giảm nhẹ. Những nhà đầu tư “non gan” sẽ rất hay nản lòng. Lúc này, ở phần bên trái của cốc sẽ có xu hướng giảm khối lượng giao dịch. Khi giá đạt tới một mức nào đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu.

Điều này được thể hiện ở khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng tăng. Khi chạm tới đỉnh điểm, giá cổ phiếu ở đó lúc này đóng vai trò như một đường kháng cự. Các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chốt lời bằng việc bán cổ phiếu ra.

Việc bán cổ phiếu lúc này sẽ góp phần tạo nên phần tay cầm của cốc. Các nhà đầu tư lại tiếp tục mua thêm một lần nữa, khi giá vượt qua đường kháng cự trong thời gian dài sẽ được coi là kết thúc.

Hoạt động của mô hình cốc tay cầm như thế nào?

Đường đi của mẫu hình chiếc cốc cầm tay cũng khá đơn giản, phần cong của thân cốc là nơi có sự giảm nhẹ về giá làm cho các nhà đầu tư hơi lung lay về tâm lý (điều này được nhận thấy từ việc giảm khối lượng giao dịch ở phía bên trái của cốc). Sau thời gian này khi mà họ thấy được giá đã đạt tới mức các nhà đầu tư/ nhà giao dịch thấy sẽ đạt được lợi nhuận lớn họ sẽ mua và tích lũy một lượng cổ phiếu lớn làm cho khối lượng giao dịch tăng lên.

Hoạt động của mô hình cốc tay cầm như thế nào?

Khi giá chạm tới mức ngang bằng với đỉnh bên trái của miệng cốc thì giá ở đó sẽ đóng vai trò như một đường kháng cự và họ sẽ bắt đầu bán đề chốt lời. Việc làm này của các nhà giao dịch đã góp phần tạo ra chiếc tay cầm của cốc và một lần nữa họ lại mua thêm một số lượng cổ phiếu nữa và giá lại đạt đến đường kháng cự lần thứ 2, lần này khối lượng giao dịch và thời gian ít do đó mới tạo thành hình chữ V – phần tay cầm của chiếc cốc.

Cụ thể như sau: Trước khi bước vào mô hình cốc tay cầm bạn cần chắc chắn rằng các cặp tiền tệ đã tăng lên 30% trước đó. Điều này có nghĩa rằng các cặp tiền tệ này đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ, việc tạo ra các mô hình chỉ là bước đệm để hỗ trợ và chuẩn bị cho đợt tăng giá mới mà thôi.

Giao dịch trong mô hình cốc tay cầm cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc chọn thời điểm “chín muồi” để vào giao dịch BUY mà thôi:

Bạn vào BUY khi đáy cốc vừa chuẩn bị hình thành. Chú ý theo dõi thời điểm đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo thành đáy cốc và khi đường giá có khuynh hướng cong lên, kèm theo khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước đó thì BUY. Một thời điểm khác cũng có thể BUY tại ngay đáy của phần tay cầm. Thường thì khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm sẽ bằng ⅓ chiều cao của cốc vì vậy hãy cân nhắc kỹ khi BUY tại đây.

Cách tiếp theo bạn có thể áp dụng đó là BUY ngay khi giá Breakout vượt miệng cốc, thông thường khối lượng tại phiên vượt sẽ lớn hơn khối lượng trung bình của phần tay cầm.

Trên thực tế không chỉ trong giao dịch Forex mà còn trong đời sống hằng ngày, không có mô hình nào là chính xác tuyệt đối 100% cả mà chỉ mang tính chất tương đối mà thôi và mô hình cốc tay cầm cũng thế. Vì vậy việc xảy ra Breakout giả cũng không thể nào tránh khỏi được. Do đó, để an toàn nhất bạn nhớ cài đặt Stop Loss dừng lỗ hợp lý, hạn chế áp dụng một cách quá máy móc.

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm hiệu quả

Phương pháp giao dịch với mô hình cốc tay cầm được đánh giá là khá đơn giản bởi bạn chỉ cần xác định chuẩn thời điểm vào lệnh buy là đã giải quyết được 80% vấn đề.

Cụ thể, để vào một lệnh mua, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:

Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng để cài lệnh buy trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình.

Cách 2: Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Thời điểm này giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh nên bạn có thể không cần đặt chốt lời (take profit). Phương pháp này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời ổn cho các trader.

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm hiệu quả

Xem thêm: Mô hình cốc tay cầm – Trader nào cũng cần phải biết

Tiếp theo, bạn đặt stop loss (cắt lỗ) tại vị trí phía dưới đáy của tay cầm . Tuy nhiên đây là theo lý thuyết, cắt lỗ như vậy thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Do đó, theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, bạn nên đặt stoploss tại mức giá đóng cửa của cây nến có volume lớn nhất.

Kết Luận

Trên đây là bài chia sẻ về cách giao dịch hiệu quả đối với mô hình cốc tay cầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn sẽ giao dịch hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT