Trang chủKiến ThứcCách giao dịch với mô hình Inside Bar hiệu quả nhất

Cách giao dịch với mô hình Inside Bar hiệu quả nhất

Trong các loại mô hình nến Nhật, có thể nói rằng mô hình nến Inside Bar có thể được xem như là 1 mô hình nến khá là phức tạp với nhiều biến thể khác nhau. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện nến Inside Bar, diễn biến của thị trường tiếp theo có thể sẽ tiếp tục tăng hay tiếp tục giảm chứ nó không nhất thiết là chỉ tăng hay là giảm.

Cách giao dịch với mô hình Inside Bar hiệu quả nhất

Vậy Cách giao dịch với mô hình Inside Bar như thế nào sẽ hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Diễn biến tâm lí được phản ánh qua các nến Inside Bar

Nến sẽ phản ánh được tâm lí của nhà đầu tư trên thị thường và nến Inside Bar cũng làm được điều đó.

Cây nến Mother Bar thể hiện rằng trên thị trường đang có 1 phe áp đảo và tác động rất lớn đến giá. Và 1 điều tất nhiên là phe áp đảo đó sẽ có tâm lí mong muốn giá đi theo xu hướng mà họ muốn, có thể là tăng hoặc giảm. Nếu như phe SELL thắng thì họ sẽ mong muốn giá giảm. Ngược lại, nếu phe BUY thắng họ sẽ mong muốn giá tăng lên.

Tuy nhiên đó chỉ là mong muốn của các phe, có thể thấy sau khi nến Mother Bar hình thành thì cây nến tiếp theo có vẻ như rất yếu thế. Điều đó chứng tỏ qua việc nến đó rất nhỏ và lọt thỏm và nến trước.

Sự kì vọng của phe áp đảo và sụp đổ

Khi có 1 cây nến xanh được hình thành và dài thì các trader sẽ kì vọng giá tăng tiếp. Tuy nhiên, đời không như mơ, khi có một nến nhỏ màu đỏ được hình thành thì sẽ dẫn đến tâm lí hoang mang và kì vọng bị sụp đổ. Lúc đó, sẽ hàng loạt câu hỏi xuất hiện nên chốt lời hay tiếp tục nắm giữ bây giờ?

Quá trình tích lũy

Vì vậy, lúc này thị trường sẽ rơi vào xu thế dè chừng và không diễn ra mua bán mạnh mẽ như trước nữa . Các khối lượng giao dịch ít đi dần và khiến cho nến thứ 2 hẹp hơn so với cây nến thứ nhất. Nếu trong trường hợp Inside Bar đa nến thì sẽ dễ dàng nhận thấy 1 loạt nến nhỏ sau sẽ được hình thành. Khi đó, nếu như mẫu nến Inside Bar xuất hiện ở khung D1, bạn hãy tiến hành đối chiếu với các khung như H4 hay H1. Từ đây, bạn có thể thấy rằng mô hình mẫu giá tam giác đang được tích lũy dần.

Việc xuất hiện mô hình mẫu tam giác tích lũy là do phe áp đảo sau khi tạo được nến Mother Bar không thể làm giá đi theo xu hướng mình muốn được nữa. Nếu như phe áp đảo là bên mua thì họ không thể khiến cho giá tăng lên được. Ngược lại, nếu phe áp đảo là phe bán thì họ cũng không thể làm giá giảm thêm được nữa. Từ đây bạn có thể hiểu là trong mô hình nến Inside Bar thường hay có dấu hiệu của việc rút chân. Dù có tác động như thế nào thị các nến sau cũng phải nằm gọn trong nến Mother Bar thì mới được tính.

Sau quá trình tích lũy

Trong quá trình tích lũy nếu càng chặt thì khi thoát khỏi vùng sideway giá sẽ được break rất mạnh. Giá sau đó sẽ đi theo xu hướng của bên thắng thế mong muốn.

Sau quá trình tích lũy

Nến Inside Bar và nến Harami

2 loại nến này có thể gộp chung là 1. Vì trong tiếng Nhật Harami là mẹ bồng con cũng tương tự với Inside Bar trong tiếng Anh. Nến Inside Bar thường được các trader theo trường phái Price Action sử dụng nhất khi giao dịch. 2 dạng này đều bắt buộc phải có 1 thanh nến dài và lớn ôm trọn các thanh nến phía sau. Ngược lại với mô hình này là mô hình Bearish Engulfing. Với Bearish Engulfing thì sẽ gồm một mẫu nến nhỏ và sau đó là mẫu nến to như muốn nhấn chìm mẫu nến trước.

Inside Bar và Inside Day

Chắc có lẽ nếu bạn tham gia vào phân tích kĩ thuật thì cũng sẽ nghe qua Inside Day là gì rồi. Thực tế Inside Day cũng dùng được gọi Inside Bar nhưng chỉ sự xuất hiện ở khoảng thời gian trong ngày.

Với các khung Daily hay khung ngày thì sẽ cho ra mô hình nến có kết quả có độ tin cậy cao nhất khi so với các khung H4 trở xuống. Điều này được hiểu là phe thắng thế trước đó không thể kiểm soát được hoàn toàn, giá có thể vượt ra khỏi giá của ngày hôm trước.

Vì vậy, Inside Day vẫn là InsideBar nhưng nó dùng để giao dịch trong ngày chứ không phải như các khung khác như H4, M15 hay H1.

Cách giao dịch với Inside Bar hiệu quả

Phương pháp giao dịch với Inside Bar khá đơn giản và dễ dàng. Về bản chất, có thể chia thành 2 cách giao dịch chính: thiết lập theo xu hướng tiếp diễn hoặc thiết lập theo xu hướng đảo chiều.

Thông thường, Inside bar đóng vai trò là mô hình tiếp diễn, điển hình là khi thị trường đang trong xu hướng mạnh. Tuy nhiên, Inside bar cũng cho tín hiệu đảo chiều khi nó được hình thành ở khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch với từng trường hợp, chúng ta hãy đi tiếp trong phần tiếp theo đây:

Inside bar là mô hình tiếp diễn

Với trường hợp này, Inside Bar có thể được sử dụng để nhồi lệnh theo xu hướng khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định, có thể là tăng hoặc giảm.

Khi thị trường đang trong xu hướng giảm.

  • Lúc này, các trader nên vào các lệnh sell stop tại đáy của các mô hình Inside Bar để kiếm lợi nhuận lớn (giá thấp nhất của cây nến mẹ) hoặc vào lệnh Sell khi nến giảm sau nến con tạo đáy thấp hơn mother bar kết thúc.
  • Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đỉnh nến mẹ một vài pip.
  • Take profit theo tỷ lệ R:R là 1: 2

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng

  • Đây là tín hiệu mua vào dành cho các trader. Khi này bạn có thể vào lệnh Buy stop tại điểm giá cao nhất của nến mẹ hoặc lệnh Buy khi có sự xác nhận của cây nến tăng sau cây nến con tạo đỉnh cao hơn nến mẹ kết thúc.
  • Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đáy của nến mẹ vài pip.
  • Take profit theo tỷ lệ R:R là 1: 2

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng

Lưu ý rằng, trong một xu hướng tăng mạnh, nếu xuất hiện càng nhiều mô hình inside bar chứng tỏ xác suất giao dịch thành công là rất cao.

Inside bar là mô hình đảo chiều

Khi giao dịch với Inside bar đảo chiều, các trader nên lưu ý rằng nó phải được hình thành ở khu vực giá quan trọng, đã được giá retest lại nhiều lần trước đó.

  • Nếu Inside bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ quan trọng, nó báo hiệu thị trường sẽ quay đầu tăng mạnh lên sau đó.
  • Ngược lại, nếu xuất hiện ở khu vực kháng cự, inside bar là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ quay đầu giảm mạnh.

Inside bar là mô hình đảo chiều

Trong cả 2 trường hợp trader sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ mô hình và retest lại. Nếu giá đảo chiều giảm thì stop loss đặt tại đỉnh của nến mẹ, nếu đảo chiều tăng thì đặt tại đáy của nến mẹ. Take profit theo tỷ lệ R:R 1: 2 hoặc 1: 3 tùy ý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT