Các chỉ báo kỹ thuật, hay còn được gọi là Indicator, là một trong những công cụ không thể nào thiếu của một nhà giao dịch hiện nay. Một nhà giao dịch Price Action dù chỉ đang sử dụng các mô hình giá, nhưng cũng sẽ có lúc cần đến sự hỗ trợ của chỉ báo Indicator. Hay thậm chí cả các nhà giao dịch theo như trường phái về phân tích cơ bản đôi khi cũng sẽ sử dụng chỉ báo indicator để có thể nhận định được về thị trường một cách chính xác nhất.
Vậy Chỉ báo kỹ thuật Indicator là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chỉ báo kỹ thuật Indicator là gì?
Indicator, hay chỉ báo kỹ thuật, là các mẫu toán học được xây dựng dựa trên những dữ liệu lịch sử, được các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng để dự đoán xu hướng, diễn biến của giá cả trong tương lai và đưa ra quyết định giao dịch.

Các chỉ báo kỹ thuật được nghiên cứu và xây dựng dựa trên kinh nghiệm hoặc dữ liệu lịch sử của giá cả, khối lượng của chứng khoán, tiền tệ hay các tài sản tài chính khác. Việc phát triển các chỉ báo này có thể thực hiện bởi bất cứ ai có kiến thức và kinh nghiệm, chỉ cần có hiệu quả thì sẽ được đón nhận và sử dụng bởi các nhà giao dịch, chủ yếu là các nhà phân tích kỹ thuật.
Phân loại về chỉ báo Indicator
Hiện nay, có đến vài trăm chỉ báo kỹ thuật và nhiều cách phân biệt indicator khác nhau. Indicator thường được phân loại dựa vào độ trễ tín hiệu của chúng tạo ra.
Trên thị trường forex hiện nay có 2 loại indicator cơ bản: Leading indicator (chỉ báo nhanh) và Lagging indicator (chỉ báo chậm).
Leading indicator (Chỉ báo nhanh)
Chỉ báo nhanh hay còn gọi là chỉ báo giao động, nó giúp cung cấp các tín hiệu đi trước biến động của giá. Nghĩa là chỉ báo nhanh sẽ cung cấp tín hiệu xảy ra trước, sau đó giá mới dịch chuyển theo xu hướng mà chỉ báo nhanh cung cấp trước đó.
Một số chỉ báo nhanh được các trader thường xuyên sử dụng như: Stochastics, Parabolic SAR và RSI… Khi nhóm chỉ báo nhanh tiến sát đường biên trên tức là thị trường sẽ điều chỉnh giảm.

Thị trường có xu hướng chính là thị trường tiềm năng nhất để sử dụng chỉ báo nhanh. Tại đây, chiến lược giao dịch hiệu quả nhất là giao dịch thuận chiều xu hướng của chỉ báo. Khi thị trường đang trong xu hướng tăng thì một lệnh Buy sẽ hiệu quả. Trong trường hợp ngược lại khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì vào lệnh Sell cần phải được cân nhắc.
Các chỉ báo nhanh thông thường sẽ cung cấp cho nhà đầu tư 2 tín hiệu gồm:
– Tín hiệu quá mua, quá bán
– Tín hiệu phân kỳ hội tụ giữ giá và chỉ báo
Chỉ báo nhanh có những ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Chỉ báo nhanh tạo được tín hiệu thị trường sớm nhất. Chính vì vậy nếu nhà đầu tư đón được đầu xu thế sẽ có cơ hội thu về nhiều lợi nhuận nhất.
- Nhược điểm: Không phải bất cứ chỉ báo nhanh nào cũng chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó chỉ báo nhanh thường tạo ra rất nhiều tín hiệu ảo. Vì vậy nếu tín hiệu nào trader cũng áp dụng để giao dịch sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro.
Lagging indicator (Chỉ báo chậm)
Chỉ báo chậm còn được biết đến với tên gọi khác là chỉ báo động lượng. Đây là loại chỉ báo cung cấp các tín hiệu sau khi xu hướng thị trường đã được hình thành. Chỉ báo chậm khác với chỉ báo nhanh ở chỗ khi bắt đầu một xu hướng mới thì chỉ báo chậm mới cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu giao dịch.

Xem thêm: Các mô hình nến Fakey phổ biến – Cách giao dịch với Fakey hiệu quả
Một số chỉ báo chậm phổ biến trong thị trường forex như: MACD, MA, Momentum… Những đường chỉ báo này thường giao động quanh một đường trung tâm.
Chỉ báo chậm thường cung cấp cho nhà đầu tư những tín hiệu như:
- Xu hướng giá đang tăng, giảm hay đi ngang.
- Xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự.
Chỉ báo chậm có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Chỉ báo chậm có khả năng tạo ra nhiều tín hiệu tốt và chính xác hơn so với chỉ báo nhanh.
- Nhược điểm: tín hiệu của chỉ báo chậm cung cấp tuy chính xác nhưng đến chậm. Chính vì vậy các trader sẽ nắm bắt xu hướng chậm hơn từ đó lợi nhuận thu về ít hơn.
Cách hoạt động của các Indicator như thế nào?
Các chỉ báo forex, hay còn gọi là chỉ số kỹ thuật, tập trung vào những dữ liệu của thị trường trong lịch sử, như giá, khối lượng, để tìm ra các quy luật và áp dụng những quy luật đó dự đoán diễn biến của thị trường trong tương lai.
Indicator được sử dụng chủ yếu trong phân tích kỹ thuật, trong đó các nhà giao dịch sử dụng indicator để đánh giá sức mạnh, điểm yếu của thị trường, đồng thời tìm kiếm những tín hiệu đặc biệt của giá, từ đó xác định được vị trí vào lệnh tốt nhất.
Bằng cách sử dụng tín hiệu từ các indicator để phân tích biểu đồ, các nhà giao dịch có thể dự đoán được những biến động của giá trong tương lai ngắn hạn hoặc dài hạn, từ đó đưa ra những quyết định giao dịch của riêng mình.
Việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật forex luôn đi song hành cùng với phân tích kỹ thuật, và có thể sử dụng trong bất cứ thị trường tài chính nào như chứng khoán, chỉ số, hợp đồng tương lai… Tuy nhiên, thị trường Forex có lẽ là nơi các chỉ báo được sử dụng nhiều nhất, vì đây chính là thị trường mà các hoạt động giao dịch cũng như hoạt động phân tích kỹ thuật diễn ra sôi động nhất.
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ đã giúp cho các anh em trader có thể hiểu rõ hơn về chỉ báo kỹ thuật Indicator. Hãy chờ đón thêm những bài viết hay khác nhé!