Trang chủKiến ThứcDivergence là gì? Có những loại phân kỳ nào?

Divergence là gì? Có những loại phân kỳ nào?

Divergence (Phân kỳ) được đánh giá là khá quan trọng đối với hầu hết những nhà đầu tư thích nghiên cứu về kỹ thuật, hay chỉ thích mua bán nhanh chóng. Theo như thống kê trước đó, khi giá đã xảy ra phân kỳ thì giá sẽ quay lại, nó thường sẽ đưa dấu hiệu khá nhanh và khá là chính xác. Do đó thì hầu hết các nhà đầu tư thường sẽ thích tìm điểm phân kỳ để nhằm tìm điểm mua bán.

Vậy Divergence là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Divergence là gì?

Divergence – phân kỳ là một dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự suy yếu của thị trường trong tương lai thông qua các chỉ báo kỹ thuật, hay nói một cách khác thì Divergence cho thấy dấu hiệu của khả năng đảo chiều một cách sớm nhất có thể.

Tham khảo thêm: Phân kỳ là gì? Cách giao dịch với phân kỳ chính xác nhất

Bạn có thể hiểu rằng Phân Kỳ như một cơn sóng ngầm bên dưới sẽ đi trái lại với những con sóng giá đang nổi trên mặt nước. Điều đó có nghĩa rằng trong một xu hướng tăng giá thì giá đang tạo thành các con sóng tăng dần lên và khi xuất hiện phân kỳ tức là có một con sóng ngầm của xung lực tiềm ẩn đang đi ngược lại, điều này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống, hoặc ít ra nó cũng cho thấy sức tăng của thị trường đang suy yếu đáng kể và ngược lại.

Divergence là tín hiệu xuất hiện khá nhiều trên thị trường và chúng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật.

Ý nghĩa của phân kì giá (Divergence)

Phân kì trong phân tích kĩ thuật có thể báo hiệu sự tăng giảm lớn về giá. Một phân kì dương xảy ra khi giá của một tài sản đạt mức thấp mới trong khi một chỉ số, chẳng hạn như dòng tiền, bắt đầu tăng lên. Ngược lại, một phân kì âm là khi giá đạt mức cao mới nhưng chỉ số được phân tích lại đạt mức cao thấp hơn.

Các nhà giao dịch sử dụng phân kì để đánh giá quán tính giá của một tài sản và khả năng đảo ngược giá. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể vẽ các chỉ báo dao động, như Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), trên biểu đồ giá. Nếu cổ phiếu đang tăng và tạo mức cao mới, lí tưởng nhất là chỉ số RSI cũng đạt mức cao mới.

Nếu cổ phiếu đang tạo mức cao mới, nhưng chỉ số RSI bắt đầu tạo mức cao thấp hơn, điều này cảnh báo xu hướng tăng giá có thể đang yếu đi. Đây chính là phân kì âm. Sau đó, nhà giao dịch có thể xác định xem họ có muốn cắt lỗ hay không trong trường hợp giá bắt đầu giảm.

Phân kì dương sẽ là tình huống ngược lại. Hãy tưởng tượng giá của một cổ phiếu đang tạo ra mức thấp mới trong khi chỉ số RSI tạo ra mức thấp lớn hơn với mỗi lần dao động trong giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư có thể kết luận rằng mức thấp hơn trong giá cổ phiếu đang mất đà giảm và có thể có xu hướng đảo ngược.

Phân kì là một trong những cách sử dụng phổ biến của nhiều chỉ báo kĩ thuật, chủ yếu là các chỉ báo dao động.

Có những loại phân kỳ nào?

Regular Divergence – Phân kỳ thường

Regular Bullish Divergence – Phân kỳ thường chiều tăng

Phân kỳ thường chiều tăng sẽ hình thành từ một xu hướng giảm khi giá tạo thành các đáy thấp dần. Khi chỉ báo RSI tạo ra những đáy cao sẽ thể hiện rằng động lực giá không còn mạnh như trước. Thường giai đoạn này, thị trường có khả năng sắp diễn ra một đợt đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.

Regular Bullish Divergence – Phân kỳ thường chiều tăng

Nhưng nhìn tổng quan, tín hiệu của phân kỳ thường chiều tăng chỉ là dấu hiệu của sự khởi đầu. Các trader cần chờ đợi và xem xét thêm nhiều tín hiệu khác.

Regular Bearish Divergence – Phân kỳ thường chiều giảm

Phân kỳ thường chiều giảm sẽ xuất hiện khi có một xu hướng tăng giá. Lúc này, giá liên tiếp tăng tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tuy nhiên, động lực tăng giá không mạnh và một đợt đảo chiều có khả năng xảy ra. Nắm bắt được thị trường, các trader có thể giao dịch ngược lại với xu hướng thị trường.

Regular Bearish Divergence – Phân kỳ thường chiều giảm

Như mô phỏng, trader cần đặt lệnh bán bởi xu hướng sắp đảo chiều từ tăng giá xuống giảm giá.

Hidden Divergence – Phân kỳ ẩn

Hidden Bullish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều tăng

Đối với phân kỳ ẩn chiều tăng, xu hướng sẽ được duy trì và xuất hiện đáy mới hình thành cao hơn đáy cũ. Nhưng khi nhìn vào biểu đồ, chỉ báo MACD lại mô tả đáy sau thấp hơn ngay tại chính điểm giao cắt. Tín hiệu này cho biết xu hướng tăng giá sẽ vẫn được duy trì.

Hidden Bullish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều tăng

Hidden Bearish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều giảm

Xu hướng này được tạo thành khi đường giá tạo xác đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng khi nhìn vào chỉ báo MACD, phía dưới lại mô tả đỉnh tạo thành sau cao hơn đỉnh trước đó. Nghĩa là dự báo xu hướng giảm vẫn sẽ được duy trì.

Hidden Bearish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều giảm

Exaggerated Divergence – Phân kỳ phóng đại

Exaggerated Bullish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều tăng

Phân kỳ phóng đại này khá giống với phân kỳ thường. Điểm khác biệt là phân kỳ phóng đại sẽ hình thành 2 đáy hoặc 2 đỉnh ngang bằng. Theo quan sát, phân kỳ phóng đại chiều tăng sẽ xuất hiện trong trường hợp đường giá hình thành 2 đáy bằng nhau. Đối với xu hướng này, thị trường sẽ dịch chuyển từ giảm sang tăng.

Exaggerated Bullish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều tăng

Exaggerated Bearish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều giảm

Phân kỳ phóng đại chiều giảm xuất hiện trong trường hợp đường giá tạo thành 2 đỉnh ngang bằng nhau. Lúc này, khi tín hiệu phân kỳ giảm xuất hiện có nghĩa là thị trường sắp bước vào thời kỳ giảm mạnh. Thời điểm này các trader không nên mua vào mà nên tìm cách bán ra.

Exaggerated Bearish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều giảm

KẾT LUẬN

Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên về phân kỳ giá Divergence đã giúp cho các anh em trader có thể hiểu sâu hơn về một khái nhiệm mới nữa. Chúc các bạn sẽ thành công!

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT