Trang chủChưa phân loạiDùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời...

Dùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời công ty

Báo cáo tài chính hay báo cáo thu nhập vốn là một thước đo khắc họa hiệu quả về tình kinh doanh của một công ty. Để đo lường sự thành công của một doanh nghiệp, các nhà phân tích hầu như đều kiểm tra báo cáo tài chính để đánh giá được xem công ty đã thu hoạch được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Các công ty sẽ cung cấp tất cả thông tin quan trọng từng giai đoạn kinh doanh trong báo cáo thu nhập của họ. Và không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự thành công của một công ty qua báo cáo tài chính, mà việc này có thể giúp các trader áp dụng được nguyên lý chứng khoán để phân tích khả năng sinh lời từ việc đầu tư cổ phiếu của công ty đó.

Dùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời công ty
Dùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời công ty

Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về Mùa báo cáo thu nhập (Earnings Season)

Định nghĩa của báo cáo thu nhập

Khi bạn đầu tư vào một công ty bằng cách mua cổ phiếu của công ty đó, nghĩa là bạn đang sở hữu một phần doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của công ty. Các công ty đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải phát hành báo cáo thu nhập. Báo cáo thu nhập trình bày chi tiết đầy đủ về hoạt động của công ty trong cùng kì cho mỗi quý và năm. Việc phân tích báo cáo thu nhập cho bạn biết công ty mức độ phát triển của công ty nhanh hay chậm so với tình hình kinh tế chung.

Các thành phần của báo cáo thu nhập

Báo cáo tài chính của mỗi công ty là có sự khác nhau chuyên biệt, không thể tương đồng với nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, các công ty phải chuẩn hoá cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của ban ngành kinh tế. Báo cáo thu nhập có chung một cấu trúc cơ bản, bao gồm các mục sau:

  • Doanh thu (Revenue): Đây là số tiền mà công ty mang lại bằng cách bán hàng hàng hóa và dịch vụ. Doanh thu thường được gọi là “top line”
  • Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold): Phải có tiền mới tạo ra được tiền. Giá vốn hàng bán đo lường những gì một công ty phải chi để tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ được bán. Đây là chi phí trực tiếp – chi phí cho các mặt hàng có thể trở thành sản phẩm theo đúng nghĩa. Đối với nhiều công ty sản xuất, giá vốn hàng bán là chi phí đơn lẻ lớn nhất của hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí hoạt động (Operating expenses): Các chi phí gián tiếp được phát sinh khi họ tiến hành hoạt động kinh doanh, nhưng có thể không tính trực tiếp vào sản phẩm. Những chi phí này thường là cần thiết hoặc quan trọng. Các chi phí gián tiếp này được gọi là chi phí hoạt động hay còn được gọi là chi phí chung. Chi phí hoạt động có thể bao gồm:
  • Chi phí tiếp thị (Marketing): Bao gồm chi phí quảng cáo và khuyến mại nhằm bổ trợ cho sự tăng trưởng của việc kinh doanh, mở rộng thị trường, nhằm gia tăng doanh số cho các công ty.
  • Nghiên cứu và phát triển (R&D): Bao gồm những chi tiêu cho việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để tiếp cận khách hàng mới và duy trì doanh thu từ các khách hàng trước đó.
  • Chi phí hành chính (Administration expenses): Các chi phí liên quan đến nhân viên hỗ trợ, chẳng hạn như pháp lý, nhân sự và các chức năng khác có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.
  • Các thu nhập khác: Các công ty đôi khi có các nguồn thu khác ngoài việc bán sản phẩm và dịch vụ. Thu nhập này được ghi nhận là thu nhập khác. 
  • Các chi phí khác: Cũng giống như “thu nhập khác” không được coi là doanh thu, các chi phí khác không được coi là chi phí hoạt động bình thường. Các chi phí khác có thể bao gồm chi phí để tái cấu trúc một bộ phận của công ty, chi trả tiền thôi việc cho việc sa thải nhân viên, hoặc khấu hao máy móc, nhà xưởng…
  • Thu nhập trước lãi vay và thuế: Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các chi phí khác khỏi doanh thu, những gì bạn còn lại là thu nhập trước lãi vay và thuế.
  • Chi phí lãi vay: Hầu hết các công ty vay tiền để triển khai các hoạt động của họ hoặc để mua hàng tồn kho. Tại đây, công ty thể hiện số tiền họ đang trả cho việc vay tiền.
  • Thuế: Các công ty cũng phải trả thuế. Tại đây, các công ty tiết lộ họ đã trả bao nhiêu cho cơ quan thuế.
  • Thu nhập ròng: Cuối cùng, sau khi thanh toán tất cả các chi phí và chi phí này, lợi nhuận còn lại là lợi nhuận hay thu nhập ròng. Đây là số tiền công ty kiếm được trong cùng kỳ.

Mặc dù Báo cáo tài chính là một trong những bộ tài liệu có tính pháp lý về mặt kinh tế đủ khả năng để thẩm định đánh giá cụ thể tình hình kinh doanh của một công ty. Tuy nhiên, một só công ty và doanh nghiệp vẫn lợi dụng bộ hồ sơ này để thao túng giá cả cổ phiếu của công ty, làm lũng đoạn nền kinh tế

Theo Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA), thao túng kế toán có thể liên quan đến các hành vi như: Thao túng, giả mạo hoặc thay đổi hồ sơ kế toán hoặc tài liệu hỗ trợ mà từ đó lập BCTC; trình bày sai hoặc cố ý bỏ qua các sự kiện, giao dịch hoặc thông tin quan trọng khác của BCTC; cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến số lượng, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh. 

Một số thủ thuật thao túng báo cáo tài chính 

Hành động thao túng BCTC được thực hiện qua các thao tác của kế toán với sự chỉ đạo, hỗ trợ từ nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao của DN nhằm tạo ra thông tin có lợi ở những thời điểm khác nhau như: điều chỉnh doanh thu, thu nhập, gia tăng hoặc cắt giảm chi phí… Những thủ thuật và thao tác trên có thể được gọi với nhiều tên khác nhau là kế toán sáng tạo, kế toán tiêu cực, thao túng kế toán… nhưng bản chất đều làm thay đổi trọng yếu các chỉ tiêu trên BCTC gây ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin.

  • Trên thị trường quốc tế

Thế giới đã có nhiều sự vụ thao túng BCTC đã từng một thời gây xôn xao trên nền kình tế quốc tế như: Lợi nhuận Toshiba được phóng đại hơn 1 tỷ USD (2014) thông qua việc cắt giảm chi phí cho các dự án dài hạn, các CEO của Toshiba còn gây áp lực lớn lên cấp dưới để đạt được mục tiêu doanh số, hoãn lỗ hoặc đẩy doanh số bán hàng cao hơn so với thực tế. Hay như trường hợp Olympus gian lận kế toán 1,7 tỷ USD (2011) với việc tạo ra một kế hoạch với hàng loạt các công ty vệ tinh để chuyển lỗ ra khỏi bảng cân đối kế toán. Các công ty đặt tại Quần đảo Cayman đã được mua lại thông qua phí mua bán sáp nhập với mức giá rất cao. Một phi vụ đặc biệt nữa là doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và số dư tiền mặt của Satyam bị khai khống lên 1,5 tỷ USD (2009) và KTV đã thông đồng với ban lãnh đạo để che giấu các sai phạm trọng yếu này.

  • Trên thị trường nội địa

Việt Nam cũng có các vụ thao túng lớn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành tạo doanh thu ảo mà thực tế không giao hàng và không có hàng trong kho. Kết quả là giá cổ phiếu giảm 63% khi hành vi thao túng BCTC bị phát hiện, hàng tồn kho 6 tháng đầu năm 2016 bốc hơi 980 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 218 tỷ đồng. Dược Viễn Đông là một trường hợp khác đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) hủy niêm yết khi tạo doanh thu ảo, giả mạo hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng, thao túng giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu ra công chúng giai đoạn tháng 12/2009 đến 8/2011…

Với việc lợi dụng tâm lý nhà đầu tư quan tâm tới lợi nhuận và mức sinh lợi kỳ vọng từ giá cổ phiếu của các công ty khi niêm yết, các doanh nghiệp luôn tìm cách thổi phồng doanh thu, giảm chi phí và thổi phồng lợi nhuận tương ứng. Điều này đã đánh lạc hướng được các nhà đầu tư và xây dựng được xu hướng “ôm” giá cổ phiếu để trục lợi cho công ty.

Trên thị trường nội địa

Những lưu ý khi tính toán các chỉ số tài chính

Để đánh giá được tình hình doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính, các nhà đầu tư cần:

  • So sánh với kỳ trước: để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp theo chiều ngang.
  • So sánh với doanh nghiệp cùng ngành, hoặc với trung bình ngành: để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp.
  • Khi tính toán các chỉ số, bạn cần quan tâm xem con số đó thể hiện tính thời điểm, hay thời kỳ để có thể nhận xét đúng nhất về tình hình doanh nghiệp.
    Cụ thể: Những chỉ số tài chính được tính từ Bảng CĐKT sẽ là những con số mang tính thời điểm; còn ở trên Báo cáo KQKD sẽ mang yếu tố thời kỳ.

Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá và phân tích BCTC của một doanh nghiệp

  • Phân tích khả năng thanh toán: Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Phân tích đòn bẩy tài chính: Sử dụng Hệ số nợ để đánh giá. (Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn). Hệ số này cho thấy được tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • Phân tích khả năng sinh lời: Doanh nghiệp hoạt động là vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Thông qua phân tích khả năng sinh lời, bạn sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thu nhập một cổ phần thường EPS: EPS cao phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp mạnh. Doanh nghiệp có tiền để trả cổ tức cho cổ đông nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải cứ cổ phiếu có EPS cao là đáng mua.
  • Phân tích dòng tiền: Số liệu dòng tiền của từng hoạt động sẽ được cộng dồn theo từng năm. Mục đích là để loại bỏ sự biến động về dòng tiền tại một thời điểm cụ thể.

Nhật ký traders.

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT