Đường xu hướng là những đường dễ nhận biết mà các trader vẽ trên biểu đồ nhằm kết nối một loạt các mức giá với nhau hoặc thể hiện một số dữ liệu theo điều kiện. Sau đó, đường kết quả được dùng để cung cấp cái nhìn trực quan cho trader về chiều hướng mà giá trị của khoản đầu tư có thể biến động.

Đường xu hướng là gì?
Đường xu hướng (Trendline) là những đường dễ nhận biết mà các trader vẽ trên biểu đồ nhằm kết nối một loạt các mức giá với nhau hoặc thể hiện một số dữ liệu theo điều kiện. Sau đó, đường kết quả được dùng để cung cấp cái nhìn trực quan cho trader về chiều hướng mà giá trị của khoản đầu tư có thể biến động.
Đường xu hướng là một đường thẳng được vẽ trên các đỉnh hoặc dưới các đáy của biểu đồ để biểu thị xu hướng giá hiện tại. Trendline đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự quan sát được tại một khung thời gian bất kỳ. Chúng thể hiện hướng và tốc độ di chuyển của giá, đồng thời được dùng để nhận biết các mẫu hình giá trong giai đoạn giá giảm.
Xem thêm: Cổ phiếu Coca-Cola là lựa chọn tốt trong dài hạn
MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH
- Trendline thể hiện các dữ liệu theo điều kiện bằng cách sử dụng một đường thẳng hoặc đường cong.
- Có thể áp dụng chỉ một đường xu hướng duy nhất trên biểu đồ để có được bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng.
- Đường xu hướng có thể được tạo từ cả các mức giá đỉnh và mức giá đáy để hình thành nên một kênh giá.
- Khoảng thời gian phân tích và các điểm cụ thể được dùng để tạo Trendline tùy thuộc vào từng trader.
Đường xu hướng cho biết điều gì?
Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng. Thay vì nhìn vào hiệu quả kinh doanh trong quá khứ hoặc các yếu tố cơ bản khác, các nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm các xu hướng trong hành động giá. Trendline giúp nhà phân tích kỹ thuật xác định hướng biến động hiện tại của giá thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng “xu hướng là người bạn”, và xác định xu hướng là bước đầu trong quá trình thực hiện một giao dịch hiệu quả.
Để vẽ được đường xu hướng, một nhà phân tích phải có ít nhất hai điểm trên biểu đồ giá. Mỗi nhà phân tích thích sử dụng các khung thời gian khác nhau, có thể là một phút hoặc năm phút. Có những người lại xem xét biểu đồ ngày hoặc biểu đồ tuần. Người khác lại bỏ qua yếu tố thời gian mà chọn quan sát xu hướng trên mỗi lượng tick (biến động giá trên 1 giao dịch) nhất định. Điều khiến đường xu hướng được sử dụng phổ biến và trở nên thu hút là chúng có thể dùng để xác định xu hướng bất kể giai đoạn, khung thời gian hoặc khoảng cách thời gian được sử dụng.
Ví dụ, nếu cổ phiếu công ty A đang được giao dịch ở mức giá 35 USD, sau đó hai ngày tăng lên 40 USD và tiếp tục tăng lên 45 USD sau ba ngày tiếp theo, thì nhà phân tích có được ba điểm để vẽ trên đồ thị, bắt đầu từ 35 USD đến 40 USD và 45 USD. Nếu nhà phân tích vẽ một đường thẳng giữa cả ba điểm giá thì sẽ có một xu hướng lên. Trendline được vẽ cho thấy độ dốc tích cực, do đó báo hiệu cho nhà phân tích nên mua cổ phiếu theo hướng đi của xu hướng. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu công ty A giảm từ 35 USD còn 25 USD, đường xu hướng sẽ có độ dốc tiêu cực và nhà phân tích nên bán cổ phiếu theo hướng đi của xu hướng.
Ví dụ về sử dụng đường xu hướng
Trendline tương đối dễ sử dụng. Một trader chỉ cần lập biểu đồ dữ liệu giá thông thường, sử dụng các mức giá mở cửa, đóng cửa, đỉnh và đáy. Dưới đây là dữ liệu cho chỉ số Russell 2000 dưới dạng biểu đồ hình nến với Trendline được vẽ dựa trên các mức đáy của mỗi ba phiên trong khoảng thời gian hai tháng.
:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/dotdash_Final_Trendline_Nov_2020-01-53566150cb3345a997d9c2d2ef32b5bd.jpg)
Trendline cho thấy xu hướng tăng của Russell 2000 và có thể được coi là hỗ trợ khi mở một vị thế. Trong trường hợp này, trader có thể chọn mở một vị thế mua gần đường xu hướng và sau đó mở rộng nó trong tương lai. Nếu hành động giá vượt qua Trendline ở phía giảm, trader có thể coi đó như một tín hiệu để đóng vị thế. Điều này cho phép trader thoát ra khi xu hướng mà họ theo dõi bắt đầu suy yếu.
Thực tế, đường xu hướng phụ thuộc nhiều vào các khoảng thời gian. Trong ví dụ trên, trader không cần vẽ lại đường xu hướng quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu đo đếm thời gian theo đơn vị phút, đường xu hướng và giao dịch thể hiện có thể cần được điều chỉnh liên tục.
Sự khác biệt giữa đường xu hướng và kênh giá
Một biểu đồ có thể vẽ được nhiều hơn một Trendline. Các trader thường sử dụng một đường xu hướng nối các mức đỉnh và một đường khác nối các mức đáy trong một khoảng thời gian nhằm tạo ra kênh giá. Kênh giá bổ sung thêm hình ảnh trực quan của cả vùng hỗ trợ và vùng kháng cự trong khoảng thời gian được phân tích. Tương tự với khi chỉ có một đường xu hướng duy nhất, các trader tìm kiếm một biến động đột biến đưa hành động giá ra khỏi kênh giá. Họ có thể dùng thay đổi vượt mức đó làm điểm xác định bán ra hoặc mua vào tùy thuộc vào cách giao dịch của họ được thiết lập.
Hạn chế của đường xu hướng
Trendline có hạn chế chung với mọi công cụ vẽ biểu đồ là chúng phải được điều chỉnh lại khi có thêm dữ liệu giá mới. Đường xu hướng đôi khi sẽ duy trì trong một thời gian dài, nhưng cuối cùng hành động giá sẽ sai lệch đủ nhiều khiến nó cần được cập nhật. Hơn nữa, các trader thường chọn những điểm dữ liệu khác nhau để vẽ. Ví dụ: một số trader sẽ sử dụng các mức giá đáy, trong khi vài người khác lại chỉ sử dụng các mức giá đóng cửa thấp nhất của từng khoảng thời gian. Cuối cùng, những đường xu hướng vẽ dựa trên các khung thời gian nhỏ hơn sẽ trở nên nhạy cảm với khối lượng. Đường xu hướng được hình thành trên khối lượng thấp có thể dễ dàng bị phá vỡ khi khối lượng tăng lên trong suốt phiên.