Trang chủKiến ThứcFED tăng lãi suất ? Đường cong lợi suất đảo ngược và...

FED tăng lãi suất ? Đường cong lợi suất đảo ngược và chỉ báo cho cuộc suy thoái sắp tới

FED tăng lãi suất ? Đường cong lợi suất đảo ngược và chỉ báo cho cuộc suy thoái sắp tới
FED tăng lãi suất ? Đường cong lợi suất đảo ngược và chỉ báo cho cuộc suy thoái sắp tới

Đường cong lợi suất là gì?

Thị trường thường xuyên theo dõi đến đường cong lợi suất vì mỗi lần đường cong lãi suất có xu hướng “đảo ngược” là chỉ báo đi trước cho nền kinh tế chuẩn bị đi vào suy thoái. Trong 7 cuộc suy thoái gần đây kể từ năm 1980, đường cong lợi suất đã có xu hướng đảo ngược và theo sau đó là các cuộc suy thoái kinh tế với độ trễ trung bình trong khoảng 22 tháng.

Vậy đường cong lợi suất là gì? Nhà đầu tư có cần theo dõi chỉ số này không?

Đường cong lợi suất (Yield curve) là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của các trái phiếu chính phủ có kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Khi kết hợp các điểm lãi suất của kỳ hạn ngắn và dài lại ta sẽ có đường cong lợi suất.

Những cặp kỳ hạn hay được tham chiếu trên thị trường:

1. Chênh lệch lợi suất 10 năm/2 năm (10y/2y)

10Y2Y là sự chênh lệch lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm.

Đây là cặp lãi suất được theo dõi thường xuyên và phổ biến nhất trên thị trường vì trong 7 cuộc suy thoái gần nhất, cặp lãi suất của TP 10 năm và 2 năm đã đảo ngược và dự báo chính xác các cuộc suy thoái kinh tế sau đó.

2. Chênh lệch lợi suất 10 năm/3 tháng (10y/3m)

10Y/3m biểu thị sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và tín phiếu kỳ hạn 3 tháng.

Đây là cặp lãi suất xem như một thước đo với các nhà hoạch định chính sách bởi tính chính xác trong các dự báo kinh tế trước đó.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến đường cong lợi suất

1. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất ngắn hạn

Sự biến động của lãi suất của các kỳ hạn ngắn bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ (việc nâng/hạ fed fund rate của FED). Việc short-term rate thay đổi phản ánh kỳ vọng của thị trường về việc FED thực hiện chính sách tiền tệ trong thời gian ngắn tới.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất dài hạn

Sự biến động của lãi suất trái phiếu các kỳ hạn dài phản ánh kỳ vọng của thị trường về nền kinh tế trong dài hạn. Hiểu một cách đơn giản, nếu thị trường kỳ vọng nền kinh tế hiện tại tốt, nhu cầu đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn dài sẽ giảm xuống, dẫn tới yield của trái phiếu kỳ hạn dài tăng lên (do mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lợi suất của trái phiếu)

Ngược lại nếu lợi suất trong dài hạn giảm, thị trường đang kỳ vọng nền kinh tế trong hiện tại đang tồn tại nhiều rủi ro,nên mức lợi suất trong ngắn hạn sẽ cao hơn trong dài hạn hay nhu cầu đầu tư vào trái phiếu dài hạn tăng cao, khiến yield của trái phiếu giảm dài hạn.

Tại sao cần theo dõi biến động đường cong lợi suất

1. Đường cong lợi suất sẽ là chỉ báo cho nền kinh tế trong tương lai

Đường cong lợi suất đảo ngược sẽ là 1 tín hiệu nền kinh tế chuẩn bị vào suy thoái. Từ thập kỷ 80, Arturo Estrella đã nghiên cứu và nhận ra rằng đường cong lãi suất là một tín hiệu cảnh báo nền kinh tế chuẩn bị đi vào suy thoái thông qua việc xem xét chênh lệch lợi suất 10 năm và lợi suất ngắn hạn (3 tháng hoặc 2 năm).

2. Đường cong lợi suất đảo ngược/ phẳng là tín hiệu xấu cho ngân hàng

Khi hoạt động của bank chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Khi đường cong lãi suất phẳng/ đảo ngược xảy ra, thì lãi suất của kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài gần như không có khác biệt điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Sẽ có ba loại đường cong lợi suất chính mà ta sẽ thấy trên thị trường

a. Đường cong lãi suất thường (Normal Yield Curve):

Thông thường trái phiếu kỳ hạn ngắn sẽ có lãi suất thấp hơn với lãi suất kỳ hạn dài, chính vì vậy, khi kết hợp lãi suất kỳ hạn ngắn với kỳ hạn dài ta có sẽ có đường cong lãi suất hướng lên (upward sloping). Điều này được giải thích bởi “Liquidity Premium Theory”, khi trái phiếu kỳ hạn dài sẽ có nhiều rủi ro hơn về lãi suất trong tương lai vì nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một phần bù rủi ro “risk premium” cho kỳ hạn dài.

b. Đường cong lãi suất phẳng (Flattened Yield Curve)

Đường cong có xu hướng phẳng khi lãi suất trong ngắn hạn gần bằng lãi suất trong dài hạn. Điều này có thể xảy ra khi lãi suất trong ngắn hạn tăng lên hoặc lãi suất trong dài hạn giảm.

Khi nền kinh tế chuyển từ trạng thái mở rộng sang thu hẹp và đường cong lợi suất chuyển từ bình thường sang đảo ngược (hoặc ngược lại), thì nó phải chuyển qua giai đoạn bằng phẳng trước. Do đó, đường cong phẳng có thể được coi là một giai đoạn chuyển đổi trong nền kinh tế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

c. Đường cong lãi suất đảo ngược (Inverted Yield Curve)

Đường cong lãi suất đảo ngược khi lãi suất trong ngắn hạn đang cao hơn lãi suất trong dài hạn.

Có 2 trường hợp dẫn tới đường cong lợi suất đảo ngược.

1. Trường hợp “Bear Flattener”:

Đây là trường hợp khi lãi suất ngắn hạn tăng nhanh và mạnh hơn kỳ hạn dài do ảnh hưởng bởi kỳ vọng FED tăng lãi suất, sẽ ảnh hưởng đến lợi suất của kỳ hạn ngắn nhiều hơn.

Trường hợp này thường xảy ra khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, hoặc nền kinh tế đang mức nền lãi suất thấp, lạm phát tăng cao dẫn tới FED phải tăng lãi suất để hạ nhiệt và dẫn tới lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn tăng nhanh hơn

2. Trường hợp “Bull Flattener”

Đây là trường hợp hiếm gặp khi lợi suất của kỳ hạn dài giảm mạnh hơn kỳ hạn ngắn. Trường hợp này xảy ra khi tâm lý thị trường đang cực kỳ bi quan, lo ngại nền kinh tế trong thời gian tới sẽ suy thoái, từ đó dẫn tới khả năng hạ suất trong tương lai của NHTW và lợi suất trái phiếu trong dài hạn sẽ giảm mạnh hơn.

Xu hướng đường cong lợi suất 2Y-10Y đảo ngược gần đây

Ngày 25.03 vừa qua lợi suất TPCP Mỹ 2 năm đã lần đầu vượt lợi suất của TPCP Mỹ 10 năm kể từ năm 2019. Đường cong lợi suất 10Y và 2Y đã xảy ra khi lợi suất của 2Y tăng trong khi lợi suất 10Y giảm nhẹ và cắt nhau ở mức 2.39%. Lần cuối cùng đường cong lợi suất đảo ngược là vào năm 2019, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung căng thẳng, và năm sau 2020, nước Mỹ đi vào khủng hoảng, và COVID.

Nguyên nhân của lần đường cong lãi suất “phẳng dần” lần này là gì?

Đường cong lợi suất lần này phẳng dần và có xu hướng đảo ngược thuộc trường hợp : “Bear Flattener” khi mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp và FED bắt đầu đầu tăng lãi suất khiến lợi suất của trái phiếu ngắn hạn tăng nhanh hơn so với kỳ hạn dài. Nói chung trong lần đảo ngược của lãi suất lần này, kế hoạch tăng lãi suất của FED là nguyên nhân chính

Đối với kỳ hạn ngắn:

Thời gian vừa qua FED đã hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giữ fed fund rate gần bằng 0, với mức cắt giảm lên tới 1.5% vào cuộc họp 3/3/2020 và 15/3/2020. Mục đích để tăng cung tiền, giảm lãi suất cho vay, kích thích nền kinh tế bị trì trệ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid.

Tuy nhiên nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát nghiêm trọng do đứt gãy chuỗi cung ứng cùng giá lương thực và năng lượng leo thang từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Chỉ số CPI tháng tháng 4 tăng 8.3%, và lạm phát vẫn quanh mức đỉnh 40 năm.

Điều này đã khiến FED phải “ra tay” kìm hãm lạm phát bằng cách tăng lãi suất 0.25% vào kỳ họp tháng 3 và thêm 0.5% vào kỳ họp tháng 5 vừa qua. Thị trường đang kỳ vọng FED sẽ mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất trong các kỳ hạn tới, nên lợi suất 2Y tăng mạnh thể hiện kỳ vọng về con đường tăng lãi suất của FED

Đối với kỳ hạn dài:

Lãi suất của kỳ hạn dài cũng đã ở mặt bằng thấp khi FED thực hiện chương trình mua trái phiếu QE. Tháng 6 năm 2020, FED quyết định thực hiện chương trình mua ít nhất $80 tỷ đô trái phiếu chính phủ và $40 tỷ chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Khi FED mua trái phiếu, chủ yếu ở đây là trái phiếu có kỳ hạn dài, khiến nguồn cung trái phiếu kỳ hạn dài trên thị trường giảm và khiến giá trái phiếu tăng và lợi suất giảm hơn với thực chất.

Tuy nhiên tại kỳ họp gần nhất tháng 5 vừa qua, FED đã đề cập đến việc thu hẹp bảng cân đối của mình lại, với kế hoạch cắt giảm $30 tỷ trái phiếu kho bạc và 17.5 tỷ chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Chính điều này đã tạo áp lực lên lãi suất dài hạn và khiến lãi suất tăng.

Kết luận

Tóm lại, đường cong lợi suất phẳng lần này xảy ra trong môi trường lãi suất thấp, cả lãi suất kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài đều tăng, tuy nhiên lãi suất kỳ hạn ngắn đã tăng mạnh và nhanh hơn kỳ hạn dài với kỳ vọng của thị trường về việc FED tăng lãi suất mạnh hơn để đối phó với lạm phát. Bản thân đường cong lãi suất đảo ngược không gây ra suy thoái kinh tế, nhưng đây sẽ là điểm báo cho ngân hàng trung ương về kỳ vọng của thị trường về nền kinh tế trong tương lại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT