Trang chủKiến ThứcGiao dịch NFT là gì và như thế nào?

Giao dịch NFT là gì và như thế nào?

Giao dịch NFT là gì?

NFT là từ viết tắt của “non-fungible token”, hay “mã thông báo không thể thay thế”. Một thứ được xem là “fungible” (thay thế được), chẳng hạn như tờ tiền 500k, thì chúng có thể được trao đổi bằng bất kỳ tờ 500k nào khác. Ngược lại, mã thông báo không thể thay thế là một tài sản duy nhất ở dạng kỹ thuật số, không thể được trao đổi với bất kỳ NFT nào khác.

Điều này có nghĩa là mọi NFT đều là một mặt hàng “độc nhất vô nhị”. NFT được chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, tạo ra một kênh dẫn kỹ thuật số từ người bán đến người mua để xác minh giao dịch. Thao tác này sẽ mã hóa quyền sở hữu duy nhất cho người mua (chủ sở hữu mới).

Bản thể tương ứng của NFT trong thế giới vật chất thực sẽ là một tài sản duy nhất, chẳng hạn như một tác phẩm nghệ thuật mà bạn có thể giành lấy giấy chứng nhận quyền sở hữu để chứng minh tính xác thực của tác phẩm đó.

NFT cùng công nghệ blockchain sẽ đóng vai trò như giấy chứng nhận quyền sở hữu này. Thậm chí cũng có một số NFT sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra chứng nhận quyền sở hữu kỹ thuật số cho một loại tài sản vật lý độc nhất, mặc dù vậy điều này hiện cũng không phổ biến.

Giao dịch NFT đã trở thành một kênh đầu tư rất nóng sốt vào năm 2021, mặc dù chúng vốn dĩ đã xuất hiện từ tận năm 2014. Khi các hoạt động đầu tư tiền điện tử bùng nổ, giới đầu tư cũng nảy ra ý tưởng lấy một số loại tài sản kỹ thuật số nhất định và bán chúng cho các nhà đầu tư khác trên không gian trực tuyến.

Nguyên lý hoạt động của NFT

NFT tồn tại trên chuỗi khối (blockchain), tức là loại một sổ cái (ledger) công khai ghi lại lược sử giao dịch.

Cụ thể hơn, NFT thường được giữ trên chuỗi khối Ethereum, nhưng thực ra các loại blockchain khác cũng có hỗ trợ chúng.

NFT được tạo ra hoặc được “đúc” (minted) từ các đối tượng kỹ thuật số, đại diện cho cả vật phẩm hữu hình và vô hình, bao gồm:

  • Tác phẩm nghệ thuật
  • Ảnh GIF
  • Video và điểm tin thể thao
  • Vật sưu tầm
  • Hình đại diện ảo và vật phẩm trong game
  • Giày thể thao thiết kế
  • Âm nhạc

Thậm chí cả bài đăng tweet cũng có thể biến thành NFT. Chính nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã bán dòng tweet đầu tiên của ông dưới dạng NFT với giá khủng đến hơn 2,9 triệu USD.

Về cơ bản, NFT cũng giống như các vật phẩm của người sưu tầm đồ vật thực, nhưng chỉ có điều chúng đại diện dưới dạng kỹ thuật số. Như vậy, thay vì có được một bức tranh sơn dầu thực tế để treo trên tường, thay vào đó, người mua sẽ nhận được một tệp kỹ thuật số.

Người mua cũng sẽ có được quyền sở hữu độc quyền. Nói cách khác, NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu duy nhất tại một thời điểm bất kỳ. Nhờ có dữ liệu độc nhất nên NFT sẽ giúp dễ dàng xác minh quyền sở hữu của họ và chuyển mã token giữa các chủ sở hữu với nhay.

Người chủ sở hữu hoặc người sáng tạo ra NFT cũng có thể lưu trữ những thông tin nhất định bên trong chúng. Chẳng hạn, người nghệ sĩ có thể ký vào tác phẩm nghệ thuật của họ bằng cách đưa chữ ký của họ vào bộ siêu dữ liệu của NFT.

Nguyên lý hoạt động của NFT
Nguyên lý hoạt động của NFT

Xem thêm: Bộ lọc cổ phiếu & cách xây dựng bộ lọc

Cách mua NFT

Bước 1: Mua Ethereum

Vì hầu hết các NFT đều là mã thông báo được tạo lập dựa trên Ethereum nên hầu hết các sàn giao dịch các sản phẩm sưu tập này chỉ chấp nhận mã ETH làm công cụ thanh toán. Nếu bạn đã tạo tài khoản với một sàn giao dịch tiền điện tử nào đó, bạn có thể mua Ethereum trên đó và gửi tiền điện tử vào ví MetaMask của mình.

Nếu bạn chưa có tài khoản trao đổi tiền điện tử, thì Coinbase và eToro có thể sẽ là những lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu.

Bước 2: Kết nối MetaMask của bạn với OpenSea hoặc các sàn giao dịch NFT khác

Trên mạng Internet có rất nhiều sàn có chức năng tổ chức giao dịch mua và bán NFT. Tùy thuộc vào sàn mà bạn chọn, bạn sẽ có thể mua các loại tác phẩm nghệ thuật hoặc vật phẩm sưu tầm khác nhau. Rất nhiều trang web này có một thị trường thứ cấp với nhiều loại NFT, nhưng mỗi nền tảng sẽ có cơ cấu hoạt động hơi khác nhau.

  • MetaMask là một loại ví Ethereum có sẵn trên kho tiện ích mở rộng Chrome và ứng dụng dành cho thiết bị di động. Để đăng nhập vào OpenSea (và các nền tảng NFT khác), bạn sẽ cần một chiếc ví Ethereum. Để nâng cao độ bảo mật tối đa, hãy liên kết MetaMask của bạn với ví phần cứng Ledger để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công. Bạn chỉ cần tải xuống MetaMask, thiết lập ví và gửi vào đó số ETH bạn vừa mua từ Coinbase.
  • Ledger là một ví phần cứng lưu trữ nhiều loại altcoin NFT khác nhau. Nếu bạn đang đầu tư một số tiền đáng kể vào NFT, bạn nên đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của mình bằng ví phần cứng. Ví phần mềm không thể cung cấp các biện pháp bảo mật giống như vậy và không may là các vụ hack cũng thường xuyên xảy ra trong không gian NFT.
  • OpenSea là một sàn giao dịch NFT hoạt động dựa trên Ethereum. Người dùng có thể tương tác với sàn này để trao đổi các mã NFT cho tiền điện tử. Để sử dụng nền tảng này, bạn cần có ví tiền điện tử web3, chẳng hạn như MetaMask. Địa chỉ ví Ethereum của bạn có tác dụng tương đương với tên tài khoản và mật khẩu, và chúng cho phép bạn tương tác với một số nền tảng nhất định như OpenSea.

Dưới đây là gợi ý về một số sàn NFT phổ biến khác:

  • SuperRare
  • Nifty Gateway
  • NBA Top Shot

Bước 3: Mua NFT

Sau khi bạn đã nạp tiền vào tài khoản của mình, quy trình mua NFT chỉ là một thao tác rất dễ dàng. Hầu hết các sàn giao dịch NFT đều tổ chức theo kiểu đấu giá, vì vậy bạn cần phải đăng giá đặt mua cho loại NFT mà bạn muốn mua. Tuy nhiên cũng có một số sàn khác lại hoạt động giống như một sàn giao dịch thông thường hơn.

Cách bán NFT

Bước 1: Chọn sàn và tạo NFT

Như đã nói ở phần trên, không gian trực tuyến có nhiều sàn khác nhau và có những sàn trong số đó chỉ chuyên về một loại tài sản kỹ thuật số nhất định. OpenSea hiện là sàn NFT lớn nhất và đa dạng nhất.

Khi bạn đã chọn sàn mà bạn muốn tham gia, hãy liên kết ví tiền điện tử của bạn, chọn tùy chọn “Mint an NFT” (“Đúc một NFT”) và tải lên tệp kỹ thuật số của bạn.

Bước 2: Niêm yết bán NFT

Khi đã tạo xong NFT, bạn sẽ được cung cấp tùy chọn để niêm yết bán sản phẩm của mình trên thị trường.

Khi đó hãy nhấp vào nút “Sell” (“Bán”) và làm theo chỉ dẫn. Tại đây, bạn sẽ có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về giao dịch, chẳng hạn như giá cả hoặc giới hạn thời gian đấu giá và loại tiền điện tử mà người mua NFT cần phải thanh toán cho bạn.

Bước 3: Quản lý danh sách niêm yết

Sau khi bạn hoàn thành công việc niêm yết, NFT của bạn sẽ được rao bán trên thị trường. Bây giờ bạn sẽ cần quảng bá tiếo thị cho những khách hàng tiềm năng thông qua trang web hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Giao dịch NFT là gì và như thế nào?
Cách bán NFT

Có nên mua NFT không?

Cho dù bạn dư sức mua NFT, nhưng làm điều đó có nên hay không? Đáp là “tùy”.

Nói cách khác, đầu tư vào NFT về cơ bản cũng chỉ là một quyết định cá nhân. Nếu bạn có tiền dư dả thì kênh đầu tư này có thể rất đáng để xem xét, nhất là nếu có một món NFT nào đó mang lại ý nghĩa thực sự đối với bạn.

Nhưng hãy nhớ kỹ rằng, giá trị của NFT hoàn toàn phụ thuộc vào mức giá mà người khác sẵn sàng trả cho chúng. Do đó, nhu cầu sẽ có tác dụng thúc đẩy giá mạnh mẽ hơn so với các chỉ số cơ bản, kỹ thuật hoặc biến động kinh tế, trong khi những yếu tố đó thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và ít nhất cũng tạo nên một phần nhu cầu của nhà đầu tư.

Nói tóm lại, nếu mua hớ NFT thì có thể bạn sẽ phải bán lại với mức giá thấp hơn số tiền rót vào ban đầu. Hoặc bạn cũng có thể ôm hàng mà không bán lại được cho ai nếu không có người muốn mua.

Qua đó, hãy tiếp cận NFT thật cẩn thận giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác: hãy nghiên cứu kỹ càng, nắm rõ các rủi ro, bao gồm cả rủi ro mất toàn bộ số tiền đầu tư, và nếu bạn quyết định lao vào, hãy mua bán một cách thận trọng nhất có thể.

Đánh giá bài viết

4.5 / 5. Lượt đánh giá: 11

Translator
Translator
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm nhân viên ngân hàng, hiện đang tư vấn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về đầu tư, bảo hiểm, ...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT