Những nhà đầu tư mới tham gia hay người đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán thường thắc mắc gdtt là gì? Đây là một khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm để có thể dễ dàng đầu tư sinh lợi nhuận. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu giao dịch thỏa thuận là gì nhé!.
Giao dịch thỏa thuận là gì?
Giao dịch thỏa thuận là những giao dịch được thực hiện giữa các cá nhân hay tổ chức đầu tư với nhau. Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện chứng khoán như giá cả, khối lượng,… thông qua nội dung chào bán của các thành viên hoặc qua công ty chứng khoán.

Các giao dịch tiến hành dựa trên những đặc trưng về luật dân sự. Hai bên được tự do tham gia vào thỏa thuận với các hoạt động hợp pháp. Thông qua các thoả thuận mang đến cho nhau các tiếp cận nhu cầu, quyền và lợi ích tốt nhất. Cũng như trở thành các đối tác tin cậy với đôi bên.
Giao dịch thỏa thuận được thực hiện suốt phiên, trừ giờ nghỉ trưa. Lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong ngày và giá cả được thỏa thuận bắt buộc phải nằm trong khoảng biên độ giao động giá tại ngày mà giao dịch đó diễn ra. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng không được thực hiện giao dịch thỏa thuận cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ trong ngày đầu tiên niêm yết hay đăng ký giao dịch trên sàn.
Cần lưu ý rằng lệnh giao dịch đã thỏa thuận thì sẽ không được phép huỷ. Trong trường hợp công ty chứng khoán nhập sai lệnh giao dịch của nhà đầu tư thì phải xuất trình lệnh gốc và được sự chấp thuận bởi Sở giao dịch và đối tác thì mới được sửa.
Đặc điểm của giao dịch thỏa thuận chứng khoán
Từ định nghĩa giao dịch thỏa thuận là gì, chúng ta có thể thấy rằng giao dịch này có những điểm cần phải nắm như sau:

- Giao dịch thỏa thuận chứng khoán sử dụng các điều kiện giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có điểm tương đồng với giao dịch khớp lệnh
- Các giao dịch thỏa thuận phải được thực hiện trong khuôn khổ hạn mức giao dịch cho phép, không được vượt quá các quy định pháp luật để tránh vi phạm các quy định về làm giá, gây thao túng thị trường chứng khoán
- Trong giao dịch thỏa thuận, khối lượng chứng khoán phải lớn, đạt chỉ tiêu và thường sẽ là lô chẵn. Đa số các sàn giao dịch đều quy định số lượng cổ phiếu giao dịch giữa các nhà đầu tư. Cụ thể, các lệnh trong giao dịch thỏa thuận phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu và 3000 đối với trái phiếu.
- Giá giao dịch thoả thuận buộc phải nằm trong biên độ dao động giá của ngày giao dịch. Điều này đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành ổn định, giá thỏa thuận sẽ không quá cao hoặc quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường
Khớp lệnh chứng khoán
Khớp lệnh định kỳ
Thường thì khớp lệnh định kỳ chỉ được áp dụng tại sàn HOSE vào khung giờ sau:
- 9h-9h15: phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa.
- 14h30-14h45: phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa.
Đây là 2 khung giờ bạn không thể sửa lệnh được.
Khớp lệnh định kỳ là phương thức được hoạt động trên cơ sở các lệnh mua cũng như lệnh bán khớp nhau tại cùng một thời điểm xác định. Giá có khối lượng giao dịch lớn nhất được gọi là giá thực hiện định nghĩa. Trường hợp có nhiều giá thỏa mãn với tiêu chí này thì giá cổ phiếu sẽ trùng hay gần với giá của lần khớp lệnh gần nhất được chọn.
Khớp lệnh định kỳ sẽ giúp các nhà đầu tư đặt lệnh ưu tiên, lệnh mua ở mức giá cao hơn và lệnh bán giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. Trong trường hợp lệnh mua, bán có mức giá trùng nhau, thì lệnh nào được nhập vào trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Khớp lệnh liên tục
Thời gian mà lệnh này được áp dụng tại sàn HOSE là
- 9h15-11h30
- 13h-14h30,
Thời gian mà lệnh này được áp dụng tại sàn HNX
- 9h-11h30
- 13h-14h30
Còn với sàn UPCOM thời gian lệnh được áp dụng là suốt phiên giao dịch trừ giờ nghỉ trưa
Với phương thức khớp lệnh liên tục thì nhà đầu tư được hủy hay sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh.
Sự khác biệt giữa khớp lệnh liên tục so với khớp lệnh định kỳ chính là thời gian, bởi nguyên tắc khớp lệnh liên tục là so khớp lệnh mua/ bán ngay khi nhà đầu tư đưa vào hệ thống giao dịch, thay vì phải cộng đồng hoá và chờ đến một thời điểm nhất định. Các lệnh có được mức giá tốt nhất thường sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Nếu nhiều lệnh có cùng mức giá như nhau sinh ra thi lệnh nào vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
Quy định giao dịch thỏa thuận ở sàn HSX và sàn HNX
Cả hai sàn HSX và HNX đều đặt ra những quy định về gdtt với các loại cổ phiếu, trái phiếu đang phổ biến trên thị trường chứng khoán. Thời gian mà lệnh giao dịch có thể được thực hiện là từ 9h đến 15h (trừ thời gian nghỉ trưa).

Lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong ngày và giá cả được thỏa thuận bắt buộc phải nằm trong khoảng biên độ giao động giá tại ngày mà giao dịch đó diễn ra. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng không được thực hiện gdtt cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ trong ngày đầu tiên được đăng ký giao dịch trên sàn.
Về khối lượng chứng khoán giao dịch:
Sàn HSX:
- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: Khi khối lượng đặt lệnh vượt từ 20.000 Cổ phiếu/ Chứng chỉ quỹ trở lên thì sẽ buộc phải thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán.
- Trái phiếu: không có quy định
- Không quy định đơn vị giao dịch
Sàn HNX:
- Cổ phiếu: từ 5.000 trở lên
- Trái phiếu: từ 1.000 trở lên
- Giao dịch ở các lô lẻ (từ 01 – 99 cổ phiếu): sẽ phải thực hiện thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục.
- Không quy định đơn vị giao dịch.
Hình thức thanh toán
Sàn HSX:
- Thời gian: T+2
- Biên dao động: ± 7%
Sàn HNX:
Thời gian: T+2
Biên dao động: ± 10%
Quy trình thực hiện giao dịch thỏa thuận
Khi thực hiện một giao dịch thỏa thuận chứng khoán cần phải có các bên mua và bên bán, với các đối tượng đối tác khác nhau thì sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Quy trình thực hiện gdtt được chia ra 2 loại là khi xác định được đối tác và khi không xác định được đối tác. Quy trình cụ thể như sau:

Khi nhà đầu tư xác định được đối tác
Khi các nhà đầu tư đã xác định được đối tác của mình thì sẽ thực hiện giao dịch theo các bước sau đây:
- Bước 1: Bên mua và bên bán sẽ tự thỏa thuận với nhau các điều kiện chứng khoán về mức giá, khối lượng và hình thức thanh toán của giao dịch.
- Bước 2: Hai bên thông báo về cho phía công ty chứng khoán của mình.
- Bước 3: Công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh giao dịch vào hệ thống trên các sàn giao dịch, sau đó Sở giao dịch chứng khoán sẽ tổng hợp kết quả giao dịch vào cuối phiên giao dịch.
Khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác
Nếu như nhà đầu tư chưa xác định được đối tác của mình thì quy trình thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán sẽ có sự khác biệt như sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư sẽ liên hệ với công ty chứng khoán để đặt các lệnh chào mua hay chào bán.
- Bước 2: Tương tự, phía công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống và lệnh mua/bán này sẽ hiển thị trên hệ thống chính của Sở Giao dịch và công ty chứng khoán.
- Bước 3: Từ những thông tin được cung cấp trên cổng giao dịch chính này, các công ty chứng khoán sẽ liên lạc với nhau, từ đó giúp các nhà đầu tư tìm được đối tác.
- Bước 4: Sau khi thỏa thuận thành công thì công ty chứng khoán sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho phía nhà đầu tư.
Xem thêm: Ngày giao dịch không hưởng quyền
Lưu ý trong giao dịch thỏa thuận
Giá giao dịch sẽ tùy theo sự thỏa thuận của bên mua và bên bán. Với các lợi ích, yêu cầu mà các bên đã thỏa thuận, khi thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán, các nhà đầu tư, tổ chức cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Đầu tiên, lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong ngày và giá cả được thỏa thuận bắt buộc phải nằm trong khoảng biên độ giao động giá tại ngày mà giao dịch đó diễn ra.
- Thứ hai, lệnh giao dịch đã thỏa thuận thì sẽ không được phép huỷ. Trong trường hợp công ty chứng khoán nhập sai lệnh giao dịch của nhà đầu tư thì phải xuất trình lệnh gốc và được sự chấp thuận bởi Sở giao dịch và đối tác thì mới được sửa.
Do vậy, các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch thỏa thuận cần phải thật cẩn thận để tránh sai sót không đáng có xảy ra.
Ngoài ra, cũng phải cần lưu ý đến hạn mức giao dịch sao cho không vi phạm vào các quy định của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hay của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Hai bên sẽ xác nhận giao dịch khi tiến hành thực hiện giao dịch thỏa thuận. Sau khi thực hiện xác nhận giao dịch với các điều khoản chung, quá trình giao dịch sẽ được tiến hành bám sát theo các quy định chung. Việc xác nhận kết quả chứng khoán và quy trình thanh toán bù trừ sau khi tất cả các quy trình giao dịch kết thúc, sẽ được thực hiện tương tự như giao dịch khớp lệnh.
Tổng kết
Hiểu được định nghĩa gdtt là gì, đặc điểm, quy trình cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán các nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ hiểu hơn về giao dịch này. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư có thể thực hiện đúng quy trình của giao dịch này, tránh mắc sai lầm để dẫn đến những thiệt hại không đáng có. Hãy tham gia Nhật ký Traders để học thêm nhiều kiến thức tài chính hơn nhé.