Trang chủKiến ThứcHawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền...

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex

Bạn có lẽ đã từng nghe tin tức tài chính có những câu kiểu như “Thống đốc ngân hàng trung ương đã thể hiện quan điểm diều hâu (hawkish) khi số liệu kinh tế tỏ ra mạnh mẽ”.

Các thuật ngữ Hawkish và Dovish đề cập đến việc liệu các ngân hàng trung ương có nhiều khả năng sẽ thắt chặt (hawkish) hoặc nới lỏng (dovish) chính sách tiền tệ của họ hay không.

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex
Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex

Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương có cai trò định hướng việc tăng/ giảm lãi suất và điều này có tác động đáng kể đến thị trường forex. Họ tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng (nhằm ngăn lạm phát tăng quá cao) và giảm lãi suất để kích thích phát triển nền kinh tế (ngăn giảm phát và kích thích tăng trưởng GDP).

Các chính sách thắt chặt (hawkish) và nới lỏng (dovish) ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ thông qua một cơ chế mà các ngân hàng trung ương gọi là “forward guidance” (định hướng chính sách). Ở đó các nhà hoạch định chính sách cố gắng minh bạch nhất có thể khi truyền tải thông tin ra thị trường về định hướng của chính sách tiền tệ.

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các chính sách thắt chặt, nới lỏng cũng như cách áp dụng kiến ​​thức này vào các giao dịch forex của bạn.

Hawkish nghĩa là gì?

Thuật ngữ hawkish được sử dụng để mô tả quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt. Các chủ tịch/thống đốc ngân hàng trung ương có thể được cho là thuộc phe hawkish khi họ đề cập đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất hoặc cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương.

Một lập trường chính sách tiền tệ được cho là hawkish khi dự báo tăng lãi suất trong tương lai hay các ngân hàng trung ương cũng có thể được cho là có quan điểm hawkish khi họ có cái nhìn tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng.

Tiền tệ có xu hướng biến động mạnh nhất khi các ngân hàng trung ương chuyển quan điểm từ dovish sang hawkish hoặc ngược lại.

Ví dụ, nếu một lãnh đạo ngân hàng trung ương gần đây tỏ ra ủng hộ quan điểm dovish, tuyên bố rằng nền kinh tế vẫn cần các biện pháp kích thích nhưng trong một bài phát biểu sau đó, lại tuyên bố rằng họ đã thấy áp lực lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khi ấy bạn có thể thấy đồng tiền quốc gia này tăng giá so với các loại tiền tệ khác.

Một số từ ngữ có thể được sử dụng để mô tả chính sách tiền tệ hawkish bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ
  • Lạm phát ngày càng tăng
  • Cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán
  • Thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Lãi suất tăng

Nói chung, những từ được dùng để mô tả lạm phát ngày càng tăng, lãi suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ nghiêng về quan điểm chính sách tiền tệ hawkish (thắt chặt) hơn.

Dovish có nghĩa là gì?

Dovish đề cập đến quan điểm ngược lại. Khi các ngân hàng trung ương nói về việc giảm lãi suất hoặc tăng nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế, họ được cho là có thiên hướng nới lỏng. Nếu các lãnh đạo ngân hàng trung ương cảm thấy bi quan về tăng trưởng kinh tế, kỳ vọng lạm phát giảm hoặc giảm phát và họ báo hiệu điều này cho thị trường thông qua các dự báo hoặc định hướng chính sách, họ được cho là có quan điểm dovish về nền kinh tế.

Một số từ có thể được sử dụng để mô tả chính sách tiền tệ dovish (nới lỏng), bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế kém
  • Lạm phát giảm/ giảm phát (lạm phát âm)
  • Tăng số dư bảng cân đối kế toán
  • Chính sách tiền tệ nới lỏng
  • Giảm lãi suất

So sánh hawkish và dovish

Hình ảnh dưới đây tóm tắt những khác biệt chính giữa chính sách tiền tệ hawkish và dovish:

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex
So sánh hawkish và dovish

Bảng dưới đây cung cấp sự so sánh cụ thể hơn, từ đó làm nổi bật sự khác biệt giữa các chính sách tiền tệ dovish và hawkish và cách chúng tác động đến tiền tệ.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HAWKISHCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DOVISH
Tăng lãi suất để ngăn chặn áp lực lạm phát

→ Đồng tiền có thể tăng giá khi dòng vốn chuyển sang đồng tiền có lãi suất cao hơn

Giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế

→ Đồng tiền có thể giảm giá khi dòng vốn chuyển sang đồng tiền có lãi suất thấp hơn

Giảm số dư bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang bằng cách bán chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và trái phiếu kho bạc

→ Đồng tiền có thể tăng giá do việc bán trái phiếu kho bạc và MBS có thể làm tăng lãi suất.

Tăng số dư bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang thông qua nới lỏng định lượng (QE). QE là việc mua MBS và trái phiếu kho bạc để tăng cung tiền trong nền kinh tế  nhằm kích thích sự phát triển.

→ Đồng tiền có thể giảm giá khi cung tiền tăng lên làm giảm cầu về tiền tệ

Định hướng chính sách từ các ngân hàng trung ương bao gồm các thông báo tích cực về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và triển vọng lạm phát.

→ Đồng tiền có thể tăng giá khi các nhà đầu tư dự báo lãi suất tiếp tục tăng

Định hướng chính sách từ các ngân hàng trung ương bao gồm các thông báo tiêu cực về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và các dấu hiệu giảm phát.

→ Đồng tiền có thể mất giá khi các nhà đầu tư dự báo lãi suất giảm

Các kịch bản giao dịch khi ngân hàng trung ương có quan điểm hawkish hay dovish

Một sự thay đổi nhỏ trong quan điểm từ một lãnh đạo ngân hàng trung ương có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tiền tệ của quốc gia đó. Các trader thường theo dõi các cuộc họp và biên bản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang để phát hiện những thay đổi nhỏ trong quan điểm mà có thể dẫn đến tăng hoặc giảm lãi suất sắp tới và cố gắng tận dụng điều này.

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex
Các kịch bản giao dịch khi ngân hàng trung ương có quan điểm hawkish hay dovish

Chính sách tiền tệ tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2019

Hình ảnh trên cho thấy lập trường chính sách tiền tệ tại cùng một thời điểm của các ngân hàng trung ương khác nhau. Khi lập trường chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương di chuyển nhiều hơn về phía bên trái (dovish), đồng tiền của họ có thể giảm giá so với các loại tiền tệ khác. Nếu lập trường chính sách tiền tệ hướng nhiều hơn về phía bên phải (hawkish), đồng tiền của quốc gia đó có thể tăng giá.

Giao dịch một đồng tiền dựa trên quan điểm hawkish hay dovish của một ngân hàng trung ương không dễ như khi mua một loại tiền tệ của ngân hàng trung ương có quan điểm hawkish hoặc bán một loại tiền tệ của ngân hàng trung ương có quan điểm dovish. Nó liên quan đến việc thay đổi kỳ vọng lãi suất. Hãy xem xét hai tình huống sau:

Tình huống 1:

Nếu một ngân hàng trung ương hiện đang trong chu kỳ tăng lãi suất, thị trường sẽ có dự báo về việc tăng lãi suất trong tương lai. Nhiệm vụ của trader là theo dõi các thông tin và số liệu kinh tế để phán đoán sự thay đổi trong quan điểm của ngân hàng trung ương. Giá trị đồng tiền có thể biến động lớn khi quan điểm chính sách tiền tệ thay đổi so với hiện tại.

Tình huống 2:

Tương tự như vậy, nếu một ngân hàng trung ương hiện đang cắt giảm lãi suất với sô liệu kinh tế tiêu cực, thị trường sẽ định giá đồng tiền theo lập trường dovish. Các trader sẽ phải theo dõi định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương và số liệu kinh tế để nắm được thông tin về việc liệu họ có thể thay đổi quan điểm theo hướng nào.

Vào cuối năm 2018, quan điểm của cục dự trữ liên bang nghiêng về phía hawkish. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Jerome Powell, tuyên bố rằng “chúng ta còn lâu mới đạt được mức trung lập vào thời điểm này” mà thị trường lúc đó được cho là có quan điểm hawkish (ngày 2 tháng 10 năm 2018). Điều này ngụ ý rằng Cục Dự trữ Liên bang vẫn phải tăng lãi suất nhiều nữa để đạt được tỷ lệ trung lập.

Sau đó, vào ngày 28 tháng 11, FOMC đã đưa ra tuyên bố về chính sách tiền tệ, trong đó Jerome Powell cho biết ông đã thấy tỷ giá ở mức “ngay dưới mức trung lập”. Sự thay đổi “giọng điệu” này giống như kịch bản 1 ở trên, trong đó các ngân hàng trung ương chuyển giọng điệu từ hawkish sang dovish.

Điều đó dẫn đến sự sụt giá của đồng tiền. Hãy xem các biểu đồ dưới đây cho thấy điều gì đã xảy ra với Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) vào ngày 2 tháng 10 năm 2018 và sau đó là ngày 28 tháng 11 năm 2018.

Ngày 2 tháng 10 năm 2018 – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Jerome Powell phát biểu “Chúng ta còn lâu mới đạt được mức trung lập vào thời điểm này” dẫn đến việc đồng đô la tăng giá.

Biểu đồ chỉ số Đô la Mỹ 15 phút, đường thẳng đứng ứng với ngày 2 tháng 10 năm 2018.

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex

Ngày 28 tháng 11 năm 2018, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nói rằng lãi suất đã “ngay dưới mức trung lập” cho thấy sự thay đổi quan điểm từ hawkish sang dovish. Đồng đô la giảm giá.

Biểu đồ chỉ số đô la Mỹ 15 phút

Hawkish và Dovish: Hiểu về thuật ngữ và cách chính sách tiền tệ tác động lên thị trường Forex

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT