Trang chủBlogMô hình con bướm

Mô hình con bướm

Mô hình hình học (harmonic pattern) là một trường phái giao dịch sử dụng các mô hình theo tỷ lệ Fibonacci. Trong các mô hình hình học thường gặp, mô hình con bướm (butterfly pattern) là một trong những mô hình phổ biến nhất. Bài viết này mình sẽ cùng anh em tìm hiểu về mô hình bướm, các tỷ lệ của mô hình này và cách áp dụng vào trong giao dịch.

Mô hình con bướm là gì?

Mô hình con bướm là một mô hình hình học đảo chiều, thể hiện sự tích lũy của giá và thường xuất hiện khi xu hướng hiện tại gần kết thúc. Khi xuất hiện, mô hình con bướm báo hiệu xu hướng mới sắp bắt đầu.

Cấu trúc của mô hình bướm gồm 4 giai đoạn tăng/giảm của giá và có dạng chữ M trong xu hướng giảm hoặc chữ W trong xu hướng tăng.

Trong ảnh minh họa bên trên, điểm bắt đầu của mô hình được ký hiệu là X, theo sau đó là 4 sóng tăng giảm: XA, AB, BC và CD.

Tương tự các mô hình hình học khác, mô hình bướm cần tuân thủ các điều kiện về tỷ lệ Fibonacci:

  • XA: sóng đầu tiên
  • AB: ngược chiều và có tỷ lệ 78.6% sóng XA
  • BC: ngược chiều và có tỷ lệ 38.2% hoặc 88.6% sóng AB
  • CD: ngược chiều sóng BC. Nếu sóng BC bằng 38.2% sóng AB thì CD bằng 161.8% sóng BC, nếu sóng BC bằng 88.6% sóng AB thì CD bằng 261.8% sóng BC
  • AD: AD bằng 127.0% hoặc 161.8% sóng XA

Mô hình bướm có dạng chữ M trong xu hướng tăng, báo hiệu xu hướng sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Trong ảnh bên dưới, xu hướng tăng dự kiến được thể hiện bằng mũi tên xanh lá.

Ngược lại, mô hình con bướm có dạng chữ W trong xu hướng giảm, báo hiệu xu hướng sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Trong ảnh bên dưới, xu hướng giảm dự kiến được thể hiện bằng mũi tên xanh lá.

Giao dịch mô hình con bướm

Có nhiều cách giao dịch mô hình bướm. Trong bài này mình sẽ nói về chiến lược đơn giản nhất: sử dụng sóng BC để dự đoán điểm D, cũng là điểm đảo chiều. Chiến lược này giúp anh em xác định được 3 điểm quan trọng: vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời.

  1. Điểm vào lệnh

Khi giao dịch mô hình bướm tăng (chữ M), D là điểm vào lệnh mua, được xác định trong hai điều kiện:

  • CD tạo đáy ở mức Fibonacci 161.8% BC khi BC bằng 38.2% AB
  • Hoặc CD tạo đáy ở mức 261.8% BC khi BC bằng 88.6% AB

Trong trường hợp giao dịch mô hình bướm giảm (chữ W), điểm vào lệnh bán được xác định trong hai điều kiện tương tự:

  • Khi CD tạo đỉnh ở 161.8% BC nếu BC bằng 38.2% AB
  • Hoặc khi CD tạo đỉnh ở 261.8% BC nếu BC bằng 88.6% AB
  1. Điểm cắt lỗ

Điểm cắt lỗ của mô hình bướm là khi mô hình thất bại. Lúc này sóng CD không đúng với các tỷ lệ Fibonacci đã nêu, do đó cắt lỗ sẽ được đặt bên dưới đáy D trong mô hình bướm tăng, hoặc đặt bên trên đỉnh D trong mô hình bướm giảm.

Xem thêm: Mô hình Gartley

  1. Mô hình con bướm là gì?

Mức chốt lời dự kiến của mô hình bướm ở mức Fibonacci mở rộng 161.8% so với sóng CD. Tuy nhiên, lệnh có thể được đóng sớm hơn ở các mức giá A, B, C nếu biểu đồ có xu hướng đảo chiều.

Mô hình con bướm là gì?

Ví dụ thực tế mô hình con bướm

Hình bên dưới là biểu đồ H4 cặp GBP/USD từ tháng 8 – tháng 10 năm 2016 với vùng màu đỏ là mô hình bướm giảm.

Ví dụ thực tế mô hình con bướm

Tham khảo thêm: 

4 sóng tăng giảm của mô hình con bướm được thấy rõ trên biểu đồ này, với các mức Fibonacci được tuân thủ nghiêm ngặt:

  • XA: sóng khởi đầu
  • AB: hồi 78.6% sóng XA
  • BC: điều chỉnh 38.2% sóng AB
  • CD: bằng mức Fibonacci mở rộng 161.8% sóng BC

Sau khi giá tăng đến điểm D ở mức Fibonacci 161.8%, tại đây đã xảy ra sự đảo chiều và cho cơ hội vào lệnh bán. Mức cắt lỗ là đường màu cam nằm bên trên điểm D.

Mức chốt lời trong ví dụ này là các đường màu hồng thể hiện các vùng hỗ trợ của giá hiện tại. Các mũi tên màu đen là hành vi giá tại các mức này và anh em có thể chốt lệnh từng phần khi có hành vi giá. Mức chốt lời cuối cùng là ở Fibonacci mở rộng 161.8% của sóng CD, đạt được sau 1 tháng kể từ khi vào lệnh.

Cài đặt mô hình con bướm

Mô hình bướm thường không được cài đặt mặc định trong các phần mềm giao dịch mà anh em cần dùng Fibonacci để xác định mô hình. Dưới đây là các mức Fibonacci anh em cần cài đặt:

  • Fibonacci hồi quy: 38.2%, 78.6%, 88.6%.
  • Fibonacci mở rộng: 161.8%, 127%, 261.8%.

Nếu các mức Fibonacci như trên không có sẵn trong phần mềm, anh em có thể thêm vào bằng tùy chọn “Fibonacci Levels” trong các phần mềm giao dịch phổ biến như MetaTrader.

Lời kết

Mô hình con bướm là một trong những mô hình phổ biến của nhóm mô hình hình học. Mô hình này có nhiều điều kiện khắt khe về các mức Fibonacci và đổi lại sẽ cho những cơ hội giao dịch với lợi nhuận tốt và điểm cắt lỗ rất gần. Để giao dịch mô hình con bướm, anh em có thể cài đặt các mức Fibonacci hồi quy và Fibonacci mở rộng trong các phần mềm giao dịch phổ biến như Metatrader.

Chúc anh em thành công!

Nhatkytraders.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT