Trang chủKiến ThứcNgoại hối gồm những gì? Đối tượng giao dịch ở thị trường...

Ngoại hối gồm những gì? Đối tượng giao dịch ở thị trường ngoại hối

Ngoại hối luôn là 1 khái niệm dùng để chỉ về các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia.

Vậy ngoại hối gồm những gì? Đối tượng giao dịch ở thị trường ngoại hối là ai? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ngoại hối là gì?

Ngoại hối là thuật ngữ chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế. Các phương tiện để giao dịch bao gồm như:

  • Ngoại tệ: đây là loại tiền nước ngoài hoặc một đồng tiền của một nhóm nước khác.
  • Công cụ thanh toán: bao gồm như séc, hối phiếu hoặc lệnh phiếu. Hoặc có thể là thẻ ngân hàng hoặc giấy chuyển ngân.
  • Các loại chứng từ có giá như ngoại tệ như là trái phiếu của chính phủ, trái phiếu của doanh nghiệp và cổ phiếu.
  • Vàng miếng, vàng khối hoặc vàng thỏi thuộc dự trữ nhà nước hoặc thuộc tài khoản nước ngoài của người sở hữu.
  • Đồng tiền quốc giá cũng được xem là ngoại tệ nếu dùng để thanh toán quốc tế.
  • Các loại đồng tiền mã hóa như Bitcoin,…

Đặc biệt khi tiếp xúc với thuật ngữ ngoại hối bạn cũng được tiếp xúc với thuật ngữ giao dịch ngoại hối. Bạn có thể hiểu đơn giản giao dịch ngoại hối tức là sự trao đổi ngoại hối hoặc ngoại tệ.

Sự mua bán trao đổi này có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ. Lượng tiền giao dịch ngoại hối có giá trị rất cao lên đến 5,3 ngàn tỷ USD mỗi ngày.

Phân loại về ngoại hối

Ngoại hối có thể chia thành các loại sau:

  • Ngoại tệ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng
  • Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu (bill of exchange), séc (cheque), kỳ phiếu (promissory note), thư chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer)…
  • Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu (stock), trái phiếu quốc gia (government loan), trái phiếu kho bạc (treasury bill), Vàng tiêu chuẩn quốc tế, Các đồng tiền tập thể như đồng SDR (special draw right – Quyền rút vốn đặc biệt) của IMF hay đồng euro (EUR) của Liên minh tiền tệ châu Âu.

Đối tượng giao dịch ở thị trường ngoại hối

Giao dịch ngoại hối có sự tham gia của rất nhiều đối tượng khác nhau. Một số đối tượng chính tham gia vào giao dịch ngoại hối bao gồm:

  • Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương: Cục Dữ trữ Liên bang, Ngân hàng Anh Quốc, Ngân hàng Châu Âu là những đối tượng tham gia lớn nhất trong thị trường ngoại hối.
  • Ngoài ra còn có sự tham gia của các ngân hàng lớn. Kèm theo đó là bản thân ngân hàng và chính khách hàng của các ngân hàng bao gồm các tổ chức chính phủ, công ty lớn.
  • Các nhà môi giới ngoại hối cũng tham gia vào thị trường ngoại hối để tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân thông qua sàn giao dịch trực tuyến.
  • Các nhà đầu tư lẻ thực hiện một phần ba khối lượng giao dịch ở thị trường ngoại hối. Như vậy hoàn toàn chứng tỏ rằng tuy giá trị mỗi nhà đầu tư không nhiều. Nhưng tổng lại thì con số thật sự rất lớn.

Thị trường ngoại hối hoạt động như thế nào?

Ngoại hối thực hiện thông qua quầy giao dịch mà không có bất cứ thị trường trung tâm nào. Trước đây để giao dịch ngoại hối thì cũng cần một số điều kiện nhất định về tài chính. Tuy nhiên giờ đây khi internet phát triển thị hệ thống giao dịch trực tuyến cũng ra đời.

Chính vì điều này nên các công ty giao dịch ra đời để nhiều khách hàng nhỏ lẻ tiếp cận thị trường ngoại hối một cách đơn giản hơn bao giờ hết. Giờ đây bạn chỉ cần máy tính, internet và kiến thức về thị trường ngoại hối để bắt đầu đầu tư ngoại hối.

Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới đầu tư ngoại hối

Tham khảo thêm: Ngoại hối là gì? Lợi ích khi đầu tư ngoại hối là gì?

Yếu tố kinh tế

Bao gồm chính sách kinh tế được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ và các ngân hàng trung ương và các điều kiện kinh tế được bộc lộ thông qua các báo cáo, chỉ số kinh tế.

Chính sách kinh tế của chính phủ bao gồm chính sách tài khóa – Thực hành ngân sách, chi tiêu và chính sách tiền tệ – Các phương tiện mà ngân hàng trung ương áp dụng trong việc điều tiết thị trường.

Thâm hụt hoặc dư thừa ngân sách của chính phủ

Các thị trường thường phản ứng tiêu cực trong trường hợp thâm hụt ngân sách chính phủ và tích cực khi các khoản thâm hụt được thu hẹp lại. Các tác động được phản ánh trong giá trị của đồng tiền một quốc gia.

Cân bằng các mức độ và xu hướng thương mại

Các dòng chảy thương mại giữa các quốc gia cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, từ đó cho thấy nhu cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để từ đó tiến hành thương mại hóa. Thặng dư và thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Ví dụ, thâm hụt thương mại có thể có một tác động tiêu cực đến đồng tiền của một quốc gia.

Thông thường một đồng tiền sẽ mất giá nếu lạm phát cao trong nền kinh tế hoặc nếu mức độ lạm phát được cảm nhận là sẽ tăng lên. Điều này là do lạm phát làm giảm sức mua, tuy nhiên một đồng tiền đôi khi có thể tăng mạnh khi lạm phát tăng do kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất ngắn hạn để chống lại lạm phát.

Tăng trưởng và sức khỏe nền kinh tế

Các báo cáo như GDP, mức độ việc làm, doanh số bán lẻ, số đơn đặt hàng và những chỉ tiêu khác phản ánh mức tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của một quốc gia. Nói chung, nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đồng tiền vì thế cũng tăng lên và các nhu cầu trong nền kinh tế cũng tăng lên.

Năng suất của một nền kinh tế

Tăng năng suất trong một nền kinh tế tích cực nên ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi năng suất tăng cao thì giá trị của hàng hóa, dịch vụ cũng tăng lên làm đồng tiền của quốc gia đó trở nên có giá hơn.

Điều kiện chính trị

Điều kiện và các sự kiện chính trị nội bộ, khu vực và quốc tế có thể ảnh hưởng sâu sắc trên thị trường tiền tệ. Tỷ giá hối đoái sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi có một sự mất ổn định chính trị, biến động chính trị và bất ổn có thể có một tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia.

Ví dụ, sự mất ổn định trên bán đảo Triều Tiên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tiền của Hàn Quốc và Triều Tiên. Tương tự như vậy, ở một đất nước gặp khó khăn về tài chính, sự nổi lên của một phe nhóm chính trị có thể sẽ khiến tình hình chính trị của quốc gia đó bất ổn.

Ngoài ra các sự kiện trong một quốc gia trong khu vực nếu như có diễn biến tiêu cực với một quốc gia khác thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng tiền của mình.

Đánh giá bài viết

4.5 / 5. Lượt đánh giá: 10

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT