Trang chủBlogNhững kiến thức cơ bản về IPO

Những kiến thức cơ bản về IPO

IPO là một thuật ngữ rất quen thuộc với những người tham gia, hoạt động trong các lĩnh vực tài chính hay các thị trườn giao dịch. Nhiều nhà đầu tư cũng thường coi đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu của các doanh nghiệp tiềm năng ngay từ đầu. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về IPO, cũng như các ưu nhược điểm là nó mang lại cho doanh nghiệp.

Những kiến thức cơ bản về IPO
Những kiến thức cơ bản về IPO

IPO là gì?

IPO là cụm từ viết tắt của Initial Public Offering. Trong tiếng Việt, nó được dịch là “phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng”. Đúng như cái tên của mình, thuật ngữ này dùng để chỉ hoạt động chào bán cổ phiếu mà công ty phát hành lần đầu tiên ra công chúng.

Với IPO, các tổ chức sẽ tiếp cận được nguồn vốn đa dạng hơn và được xem là điểm bắt đầu trong quá trình huy động vốn lâu dài của công ty, bởi trước khi có lần chào bán cổ phiếu đầu tiên này, công ty thường chỉ huy động được vốn góp từ các công ty mạo hiểm hay các quỹ đầu tư lớn.

Vì sao doanh nghiệp lại muốn IPO?

Như vừa đề cập ở trên, mục đích lớn nhất của doanh nghiệp khi IPO là tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn và đa dạng hơn nhằm phát triển quy mô, hoạt động của doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc trở thành một công ty đại chúng sẽ giúp khẳng định tên tuổi, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Điều này cũng mở ra nhiều cánh cửa tài chính cho doanh nghiệp. Ví dụ, do cần phải thực hiện báo cáo tài chính với mức độ chuẩn xác cao theo quy định của các cơ quan quản lý mà các công ty đại chúng thường có thể hưởng lãi suất tốt hơn (tức là thấp hơn) khi họ phát hành nợ. Hơn nữa, một công ty đại chúng có thể phát hành thêm cổ phiếu trong cái gọi là chào bán thứ cấp, qua đó giúp các thương vụ mua bán và sáp nhập đươc thực hiện dễ dàng hơn vì cổ phiếu có thể được phát hành như một phần của thỏa thuận.

Xem thêm: Sàn Pancake là gì? Có thực sự uy tín và an toàn không?

Ưu nhược điểm của IPO với doanh nghiệp

Ưu điểm: Mục tiêu chính của IPO là huy động vốn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, IPO sẽ mang lại một số lợi thế sau:

– Với hình thức IPO, công ty có thể huy động vốn dễ dàng và nhanh chóng từ đông đảo tầng lớp dân cư, với qui mô huy động vốn lớn, thay vì phải tìm tới các nhà đầu tư, thực hiện các vòng huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm như ở thời điểm còn là doanh nghiệp tư nhận

– IPO giúp công ty tạo dựng hình ảnh và tên tuổi, từ đó tạo thuận lợi cho những lần phát hành cổ phiếu sau đó.

– IPO góp phần làm tăng chất lượng và độ chính xác của báo cáo tài chính của công ty do các báo cáo này phải được lập theo các tiêu chuẩn chung mà cơ quan quản lí qui định. Chính vì thế, công ty có thể dễ dàng huy động vốn hoặc vay nợ với mức lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

– IPO giúp các công ty đại chúng có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi vì khi chào bán lần đầu ra công chúng, các công ty thường dành một tỉ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình với mức giá nội bộ hợp lý. Việc sở hữu cổ phiếu và trở thành cổ đông của công ty sẽ khiến nhân viên có trách nhiệm hơn, làm việc hiệu quả hơn.

– Các công ty đại chúng có cơ hội xây dựng hệ thống quản lí chuyên nghiệp cũng như xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng khi thực hiện IPO.

Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm vượt trội thì việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây là một vài hạn chế mà các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ khi lên kế hoạch IPO.

– IPO làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập. Ngoài ra, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.

– Qui trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu IPO rất tốn kém và mất thời gian, chi phí phát hành thường cao.

– Công ty có thể rơi vào tình huống bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh bởi buộc phải công bố nhiều thông tin liên quan trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

– Hàng năm công ty sẽ phải gánh chịu thêm các khoản chi phí như chi phí kiểm toán báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kì.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT