Trang chủKiến ThứcPhát hành trái phiếu là gì? Điều kiện để phát hành trái...

Phát hành trái phiếu là gì? Điều kiện để phát hành trái phiếu là gì?

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, để làm giàu cho các doanh nghiệp nên hoạt động phát hành trái phiếu nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về hoạt động.

Trái phiếu là gì?

Để hiểu về phát hành trái phiếu, thì trái phiếu là khái niệm đầu tiên bạn cần phải nắm.

Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ mà trong đó quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành (bên vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (bên cho vay) một khoảng tiền xác định trong một thời hạn cụ thể. Để doanh nghiệp có thể hoàn trả lại khoản cho vay ban đầu khi đến đáo hạn.

Nói cách khác cho dễ hiểu thì trái phiếu như một tờ giấy vay nợ, mà người có thể phát hành nó có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức tài chính hoặc là chính phủ.

Các đặc điểm của trái phiếu

Bạn cần nắm những đặc điểm sau của trái phiếu:

Các đặc điểm của trái phiếu
Các đặc điểm của trái phiếu
  • Mệnh giá
  • Lãi suất định kỳ
  • Thời hạn

Trái phiếu là một chứng khoán nợ vì vậy trái phiếu sẽ có thời hạn và những quy định lãi suất và vốn gốc của phản lực đó còn gọi là mệnh giá của trái phiếu.

Phân loại trái phiếu

Có rất nhiều cách để phân loại trái phiếu, nhưng cách phổ biến nhất là phân loại trái phiếu dựa trên chủ thể phát hành chúng.

Phân loại trái phiếu
Phân loại trái phiếu

Được chia thành 3 loại:

1/ Trái phiếu chính phủ

Nếu trái phiếu do chính phủ ban hành, thì nó gọi là trái phiếu chính phủ và đó là lúc mà chính phủ đang đi vay tiền. Trái phiếu chính phủ thường có kỳ hạn khá dài khoảng từ 5 đến 30 năm với lãi suất vay khá thấp khoảng từ 3% – 4%. Đây được coi là loại trái phiếu có rủi ro thấp nhất. Khoản vay này có thể sử dụng để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời trong ngân sách nhà nước, dùng để thực hiện những dự án công quốc gia hoặc tài trợ cho những mục đích khác của chính phủ.

2/ Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp ban hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại và rất đa dạng. Các doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng không muốn người khác sở hữu cổ phiếu của công ty mình thì họ có thể thực hiện phát hành trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp đang thông báo với mọi người rằng tôi đang cần vay tiền. Và ai muốn cho bạn vay để lấy lãi thì họ sẽ mua trái phiếu của doanh nghiệp đó.

3/ Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính

Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động. Các trái phiếu này thường có khoản lãi suất tầm trung và cũng đảm bảo được mức rủi ro thấp cho người mua.

Phát hành trái phiếu là gì?

Phát hành trái phiếu có thể được hiểu là cung ứng chứng chỉ, giấy tờ có giá, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận ghi nợ của bên phát hành (các doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ) là phải trả một khoản lãi suất xác định và phải trả lại vốn gốc cho bên mua trong một thời hạn cụ thể.

Phát hành trái phiếu là gì?
Phát hành trái phiếu là gì?

Điều kiện để phát hành trái phiếu 

Hiện nay, khi thị trường trái phiếu đang phát triển mạnh mẽ do các doanh nghiệp ồ ạt phát hành huy động vốn. Điều đó như đang dự báo cho những rủi ro tiềm ẩn. Để thị trường trái phiếu được ổn định và minh bạch thì việc quy định chặt chẽ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp là điều rất cần thiết.

Điều kiện để phát hành trái phiếu 
Điều kiện để phát hành trái phiếu

Dựa theo điều 9 của nghị định số 153 trong nghị định chính phủ năm 2020, phát hành trái phiếu được quy định với các điều kiện cụ thể như sau:

Điều kiện với phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Trả hết nợ gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong thời hạn cam kết hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đáo hạn trong 3 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu.
  • Nghiêm túc chấp hành các điều khoản, đảm bảo an toàn ít rủi ro nhất có thể trong hoạt động theo quy định của pháp luật dành cho phát hành trái phiếu.
  • Đưa lên phương án và phải được phê duyệt và chấp thuận.
  • Báo cáo tài chính năm trước và phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán.

– Điều kiện với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần.
  • Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153.
  • Các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ phải cách nhau 6 tháng trở lên.
  • Phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật với việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền.

Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Quy trình và thủ tục phát hành trái phiếu 

  • Bước 1: Doanh nghiệp phát hành phải thành lập phương án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận sau đó được lấy làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu.
Quy trình và thủ tục phát hành trái phiếu
Quy trình và thủ tục phát hành trái phiếu
  • Bước 2: Biên soạn văn bản thông báo về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trình lên bộ tài chính. Doanh nghiệp phải gửi văn bản đăng ký cho bộ tài chính trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu tối thiểu 3 ngày làm việc, để bộ tài chính kiểm tra, quan sát tình hình của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty đại chúng, thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi nhận được phê duyệt, chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Hồ sơ phát hành trái phiếu

Hồ sơ phát hành trái phiếu_
Hồ sơ phát hành trái phiếu

1. Hồ sơ phát hành trái phiếu được chuẩn bị bởi doanh nghiệp phát hành bao gồm:

– Phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP;

– Bản công bố tất cả thông tin về đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo phụ lục I ban hành dựa theo Nghị định trên.

– Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có).

– Bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm trước liền kề của năm muốn phát hành trái phiếu được kiểm toán qua tổ chức.

– Bản kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).

2. Đối với hồ sơ phát hành trái phiếu chia thành nhiều đợt phát hành thì ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều cần phải có thêm:

– Dự án, kế hoạch, mục đích sử dụng vốn thu được của từng đợt;

– Những cập nhật về tình hình tài chính, tình hình các kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước của doanh nghiệp phát hành, nếu các đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước 6 tháng trở lên.

3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào năm trước liền kề của năm phát hành trái phiếu trong hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 153 của nghị định này phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán, đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này. Báo cáo tài chính khi thông qua được kiểm toán là báo cáo được chấp thuận toàn phần hoặc có ý kiến ngoại trừ từ tổ chức kiểm toán.

Với trường hợp báo cáo tài chính có ý kiến ngoại trừ, doanh nghiệp phải trình bày giải thích về yếu tố ngoại trừ đó và ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.

– Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính thì doanh nghiệp phải sử dụng báo cáo tài chính bán niên hoặc báo cáo tài chính trong 9 tháng của năm trước liền kề được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc công ty kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

– Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính được kiểm toán phải bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm phát hành cộng với báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty mẹ năm trước liền kề năm phát hành.

Tổng kết

Thị trường trái phiếu chứng khoán của Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Phát hành trái phiếu là hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ cũng được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Mong rằng qua bài viết này của Nhật ký Traders bạn có thể hiểu rõ hơn.

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Nguyễn Thành Phương
Nguyễn Thành Phương
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Mình sẽ vận dụng những kiến ​​thức tích lũy và đúc kết để cung cấp cho các bạn những thông tin chính xác, tư vấn và hỗ trợ giao dịch các dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng hóa, bảo hiểm và đầu tư hiệu quả nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT