Trang chủChưa phân loạiSàn “forex ảo” dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế

Sàn “forex ảo” dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế

Các sàn forex ảo dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế

Các chuyên gia pháp lý cho biết, hàng loạt các sàn giao dịch ngoại hối trái phép bị triệt phá hoặc tự sập, tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn mất tiền vì những lời quảng cáo có cánh của môi giới.

Nhiều nhà đầu tư điêu đứng

Thời gian qua, sàn giao dịch ngoại hối có địa chỉ tại website: Tradenew.io đã bị Công an Thanh Hóa triệt phá; 04 sàn giao dịch vàng, tiền ảo, ngoại tệ trái phép, gồm: Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss bị Công an thành phố Hà Nội phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá; 16 sàn ngoại hối, tiền ảo theo phương thức đa cấp lừa đảo, trong đó có nhà môi giới ngoại hối Hitoption.net bị Công an thành phố Hải Phòng triệt phá. Bên cạnh các sàn bị triệt phá, còn có những nhà môi giới tự sập, điển hình như vụ sập sàn ngoại hối Fxtradingmarkets (FX Trading Markets Limited) khiến hàng nghìn “nhà đầu tư” phải điêu đứng vì mất tiền.

Nhằm lách luật, nhiều công ty núp bóng nhà môi giới nước ngoài, lôi kéo cá nhân đầu tư với lãi suất cao để lừa đảo. Bởi vậy, người tham gia “chơi Forex” được xem là tiếp tay cho hoạt động phi pháp. Bản chất của việc giao dịch ngoại hối là sự tương tác giữa người đầu tư và chủ sàn diễn ra hoàn toàn trên không gian mạng nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn về tài chính cho người tham gia. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, không tham gia các sàn Forex trái phép. Bên cạnh đó, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là bất hợp pháp. Do đó, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân khi thực hiện đầu tư bằng hình thức tiền ảo.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng, căn cứ khoản 8 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh, môi giới ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép quy định hoạt động sẽ bị phạt hành chính từ 200 – 250 triệu đồng.

Theo Điều 290, hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản từ 50 – 200 triệu đồng… thì phạt tù từ 02 – 07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 300 đến dưới 500 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 07 – 15 năm. Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm, nếu chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, tội này còn quy định về hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm, có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, việc kinh doanh tiền ảo, sàn tiền ảo ở Việt Nam hiện nay là bất hợp pháp. Do đó, các tổ chức, cá nhân lôi kéo, dụ dỗ người chơi đầu tư, tham gia vào các nhà môi giới tiền ảo chính là đang vi phạm pháp luật.

“Đây là các hoạt động, kinh doanh trái phép, không được Nhà nước bảo hộ nên khi người chơi tham gia vào, tỷ lệ rủi ro là rất lớn, gần như là 100%. Cho nên các nhà môi giới này thường mập mờ về địa chỉ trụ sở, không rõ ai là đứng đầu sàn, hay cả câu chuyện nhà môi giới có thể mở hôm nay nhưng mai là có thể sập”-  ông nói.

Càng chơi càng lỗ

Mới đây, anh N. phản ánh về nghi vấn sàn Exness đã tự ý can thiệp vào lệnh tài khoản của anh. Cụ thể: Ngày 13/10, anh thực hiện giao dịch mua 0.21 lot mã XAUUSD tại sàn Exness. Quá trình giao dịch, anh Nhân có đặt lệnh Stop loss (cắt lỗ) ở vùng giá 1 673.000. Nhưng khi thị trường đi xuống, lệnh cắt lỗ của anh lại bị cắt ở vùng 1 666.675. Vì tài khoản bị cắt lỗ quá “sâu” và không đúng với lệnh cắt lỗ anh đã đặt trước đó, vì lệnh này nên tài khoản của anh bị âm 187.46 USD.

Sàn “forex ảo” dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế - Ảnh 2
Tài khoản anh N.đặt lệnh cắt lỗ ở vùng giá 1 673.000 nhưng sàn Exness lại cắt lỗ 1666.675 và bị âm 187.46 USD.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), trường hợp nhân viên môi giới hay sàn Forex sử dụng các chiêu trò gian dối, khiến nhà đầu tư thua lỗ, mất tiền có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bức xúc với sự việc nên trong ngày 13/10, anh N. đã liên hệ với Hotline của nhà môi giới qua số 18006371 để yêu cầu xử lý. Tiếp đó, đến ngày 18/10 anh Nhân được mail từ Support sàn Exness và được phản hồi một cách “lấp liếm”. Sàn Exness cho biết, do máy chủ của Exness nhận được một khối lượng lớn số lệnh chờ đang nằm trong chuỗi kích hoạt và do sự biến động mạnh của thị trường nên lệnh cắt lỗ sẽ bị chậm vài giây.

Sàn “forex ảo” dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế - Ảnh 3
Mail Support của sàn Exness phản hồi cho anhN.

Cùng cảnh ngộ, ngày 13/10, chị N.T.H.M, chị M cũng thực hiện giao dịch mua 0.10 lot mã XAUUSD của sàn Exness và cũng đặt cắt lỗ ở vùng giá 1 673.0. Thế nhưng, nhà môi giới Exness lại không cắt lỗ ở vùng giá 1673.0 như chị đặt trước đó, mà lại đi cắt lỗ ở vùng giá 1 666.561 và làm cho tài khoản của chị M bị âm lệnh trên. Chị M. cũng đã liên hệ với nhà môi giới Exness để mong được giải đáp thắc mắc, thế nhưng từ đó đến nay, chị vẫn chưa nhận được bất kỳ sự phản hồi nào từ phía nhà môi giới.

Sàn “forex ảo” dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế - Ảnh 4
Tài khoản chị M.cắt lỗ ở vùng giá 1 673.0, nhưng sàn Exness lại đóng lệnh ở vùng giá 1 666.561 và lệnh này bị âm 86.32 USD.

Một điều lạ mà các nhà đầu tư tham gia vào nhà môi giới này đều cho biết là cổng nạp Internet Banking của sàn Exness không nạp tiền qua cổng thanh toán ngân lượng như nhiều đơn vị khác mà lại nạp tiền qua các tài khoản ngân hàng mang tên cá nhân. Anh H.N chia sẻ, tháng 8/2024, anh tham gia sàn Exness và được nhân viên hướng dẫn anh nạp vào 2 TK ngân hàng 8888833333XXX -và 3504294588XXX với tổng số tiền là 384.300.000 đồng. Cả hai tài khoản này đều là tài khoản cá nhân. Quá trình giao dịch có lời, anh đề nghị được rút tiền vốn thì được nhân viên yêu cầu anh nạp thêm 200.000.000 đồng vào các số tài khoản trên mới rút được tiền. Nghi ngờ mình bị lừa, anh H.N đã không đồng ý và bị các nhân viên trên chặn liên lạc. Hiện nay, anh N. đã ủy quyền cho một công ty luật gửi đơn tới các cơ quan chức năng.

Công an Hà Nội cho biết Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao ghi nhận gần 300 sàn giao dịch ngoại hối, thu hút nhà đầu tư nộp tiền và tự gọi là chơi Forex, đang hoạt động trái phép ở Việt Nam. Theo cảnh sát, các nhóm xây dựng sàn Forex thường điều nhân viên môi giới lôi kéo, thu hút người chơi bằng telesales (chào mời qua điện thoại) hay liên hệ trên mạng xã hội, tư vấn nhà đầu tư gửi lệnh giao dịch.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT