Exness luôn được xem là 1 sàn giao dịch Forex được thành lập vào năm 2008 và có tốc độ phát triển ấn tượng kể từ đó.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đánh giá về sàn ngoại hối Exness để xem nó có đáng đầu tư hay không nhé!
Đánh giá sàn Exness có đáng để đầu tư hay không?
Trên thị trường forex, nếu muốn được xác nhận là một công ty an toàn, không lừa đảo, thì một sàn forex phải chứng minh rất nhiều điều. Sau hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, sàn Exness đã đạt được những thành tựu giúp cho thấy đây là một sàn forex uy tín, đáng tin cậy.
Tham khảo thêm: Đánh Giá Sàn Exness Chi Tiết, Đầy Đủ Nhất Cho Các Trader
Exness có giấy phép forex
Giấy phép cung cấp dịch vụ nền tảng giao dịch ngoại hối từ các cơ quan tài chính luôn được lấy ra để làm thước đo hàng đầu cho độ uy tín của một sàn forex. Ở mỗi quốc gia sẽ có một cơ quan riêng lo về việc quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối ở quốc gia đó.
Tuy nhiên, sẽ có cơ quan này uy tín hơn cơ quan kia bởi vì sức mạnh nền kinh tế của mỗi quốc gia là khác nhau. Ví dụ như cơ quan của Anh hay Mỹ sẽ uy tín hơn là Thái Lan hay Ấn Độ. Khi mà một sàn forex xin được giấy phép hoạt động ở một quốc gia uy tín, thì chắc chắn đó là một sàn forex đàng hoàng và không thể lừa đảo khách hàng được.

Về trường hợp sàn Exness thì họ có các giấy phép forex từ các cơ quan sau:
– Financial Conduct Authority (FCA) – Đây là cơ quan quản lý việc giao dịch forex ở Vương quốc Anh. Anh là trung tâm tài chính của châu Âu nên giấy phép forex ở đây thuộc top hàng đầu trên thế giới. FCA có những quy định cực kỳ khắt khe về việc bảo vệ khách hàng và chống sàn forex lừa đảo. Họ bắt buộc các sàn forex phải có tài khoản ngân hàng riêng để tiền đền bù cho khách hàng với số tiền đền bù lên tới hơn 50 ngàn bảng Anh.
– Cyprus Securities and Exchange Commission (CySEC) – Đây là cơ quan quản lý forex của đảo Síp. Kể từ sau vụ Brexit, cơ quan này đã có những sửa đổi nhằm chiếm lấy vị trí của FCA ở liên minh châu Âu.
Hiện nay gần như mọi sàn forex uy tín đang hoạt động ở châu Âu đều xin giấy phép của CySEC cả. Họ rất linh hoạt trong việc quản lý các sàn forex nhưng vẫn để quyền lợi của khách hàng lên trên đầu. Họ cũng bắt buộc các sàn forex phải có tài khoản riêng dành cho tiền đền bù khách hàng với số tiền đền bù lên tới 750 ngàn euro.
– Financial Sector Conduct Authority (FSCA) – Đây là cơ quan tài chính quản lý hoạt động giao dịch ngoại hối ở Nam Phi. Do Nam Phi là trung tâm tài chính và kinh tế của châu Phi, nên giấy phép của Nam Phi có giá trị nhất ở toàn châu lục này. Khách hàng đến từ châu Phi chỉ chọn các sàn forex được FSCA cấp phép như Exness mà thôi.
Ngoài 3 giấy phép hạng 1 ở trên, sàn Exness còn có giấy phép của các cơ quan hạng 2 khác như FSA của Seychelles, CBCS của Curaçao và Sint Maarten, FSC của BVI và FSC của Mauritius. Với tất cả các giấy phép sàn Exness này, chúng ta có thể tự tin là mình đang giao dịch ở một môi trường an toàn và chuyên nghiệp chuẩn quốc tế đấy.
Exness rất minh bạch
Nói thật, sàn forex có giấy phép thì hiện nay trên thị trường cũng có vài trăm sàn forex được cấp phép đầy đủ rồi. Vậy có điều gì khiến cho sàn Exness khác biệt không?
Có thể bạn không biết nhưng Exness chính là sàn forex lớn nhất thế giới hiện nay đấy. Mỗi tháng, khối lượng giao dịch trung bình trên sàn là 700 đến 900 tỷ đô la. Các sàn khác thì chỉ đạt tới con số 400, 500 tỷ đô mà thôi. Thế để cho bạn thấy được là Exness lớn gấp đôi các sàn forex khác trên thị trường.
Hàng tháng, Exness đều công bố con số của họ trên trang chủ của công ty. Exness là sàn forex duy nhất trên thị trường minh bạch mọi thông tin kinh doanh cho khách hàng biết (khối lượng giao dịch, lượng tiền nạp, hay số khách hàng). Mọi dữ liệu này đều được kiểm toán bởi công ty Deloitte, nên bạn có thể tin tưởng là chính xác nhé.
Chương trình bảo vệ khách hàng của Exness
Ngoài các giấy phép ở trên bảo vệ khách hàng, sàn Exness còn có chương trình bảo hiểm riêng dành cho các trader trên nền tảng này. Đó là chương trình bảo vệ số dư âm (Negative Balance Protection). Chương trình bảo vệ số dư âm này là một dạng bảo hiểm cho khách hàng thường gặp ở các sàn forex châu Âu.

Đối với các khách hàng mới chưa quen với tốc độ của thị trường (đặc biệt khi thị trường mới mở hay khi có tin tức), tài khoản của họ sẽ nhanh chóng bị xuống tới mức âm nếu họ không đặt Stop Loss hay vì sử dụng đòn bẩy quá cao.
Khi tài khoản khách hàng bị âm, sàn Exness sẽ thực hiện thao tác NULL tài khoản đó lại và bạn sẽ thấy số dư của tài khoản về mức 0. Sau đó bạn vẫn có thể nạp tiền vào tài khoản đó lại. Xin lưu ý là bạn vẫn sẽ bị trừ số tiền bị âm đi, nhưng chỉ cần liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của Exness là bạn sẽ được nhận lại số tiền đó của mình. Chương trình bảo hiểm của Exness là để khách hàng không bị mất tiền trong các điều kiện thị trường khắc nghiệt như vậy.
Exness được nhiều khách hàng tin tưởng
Ngoài ra còn có một chi tiết nhỏ nữa mà cũng có thể cho bạn thấy Exness uy tín thế nào. Đó là lượng khách hàng chọn giao dịch ở sàn này. Với tuổi đời 10 năm trên thị trường (thành lập năm 2008), phải có cái gì đó thì Exness mới liên tục được trader tin dùng, phải không?
Trên đây là một số thông tin review sàn Exness. Bạn có thể yên tâm nếu trước đó vẫn đang băn khoăn sàn Exness lừa đảo hay không nhé.
Nhatkytraders.