Trang chủBlogSàn Skilling là gì? Review chi tiết sàn Skilling

Sàn Skilling là gì? Review chi tiết sàn Skilling

Skilling được đánh giá là một sàn broker đến từ đảo Síp, vùng đất của các sàn forex uy tín và chất lượng nhất trên thế giới hiện nay. Ra mắt tại châu Âu từ vào năm 2016, nhưng mãi đến 2020 thì sàn này mới nhận được giấy phép của Cơ quan Dịch vụ tài chính để mở rộng hoạt động sang các nước bên ngoài châu Âu, trong đó, Skilling rất chú trọng vào thị trường Việt Nam.

Vậy sàn Skilling là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giới thiệu về sàn Skilling

Bắt đầu hoạt động vào năm 2016, có trụ sở chính đặt tại Malta. Những nhân vật nổi tiếng trong làng môi giới giai đoạn này đã sáng lập nên Skilling chính là:

  • Henrik Persson Ekdahl – Doanh nhân người Thụy Điển.
  • Andre Lavold – Thành viên hội đồng quản trị.
  • Mikael Riese Harstad – Thành viên hội đồng quản trị.

Thời gian đầu, thị trường châu Âu được Skilling tập trung chú trọng khai thác do còn hạn chế bởi giấy phép hoạt động, quy mô hạn hẹp. Sau một thời gian nỗ lực đã đạt được cấp phép bởi các tổ chức tại nhiều khu vực, sàn bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động, nâng cấp hệ thống và cung cấp dịch vụ trên các thị trường khác.

Giới thiệu về sàn Skilling
Giới thiệu về sàn Skilling
  • Năm 2017, Skilling bắt đầu hoạt động tại đảo Síp và tập trung phát triển lập trình hệ thống  giao dịch.
  • Năm 2018, trụ sở Skilling chính thức được đặt tại Síp và cấp phép bởi CySEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp.
  • Năm 2019, Skilling tiếp tục mở rộng quy mô sang Đức, Thụy Điển , Na Uy, Vương quốc Anh và các nước trong khối kinh tế châu Âu còn lại.
  • Năm 2020, Skilling nhận được giấy phép do Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles cấp phép. Bằng sự nỗ lực không ngừng Skilling đã khẳng định uy tín của mình trên thị trường với kỹ năng phục vụ tận tình mọi khách hàng, nền tảng giao dịch hỗ trợ hơn 800 công cụ phổ biến như cổ phiếu, kim loại, chỉ số, ngoại hối, tiền điện tử,  hàng hoá, …

Giấy phép hoạt động của Skilling

Tuy tuổi đời hoạt động vẫn còn khá non trẻ nhưng so về chính sách bảo hiểm khách hàng và hệ thống giấy phép hoạt động của Skilling lại không hề thua kém bất kỳ ông lớn nào trên thị trường ngoại hối. Skilling là sàn được cấp phép bởi nhiều tổ chức uy tín trên thế giới cụ thể như:

  • Giấy phép số CIF 357/18 được cấp phép bởi CySEC
  • Giấy phép số SD042 được cấp phép bởi FSA.
  • Giấy phép số FRN 810951 được cấp phép bởi FCA – Cơ quan Dịch vụ Tài chính Vương Quốc Anh.

Các loại tài khoản giao dịch tại sàn Skilling

Skilling cung cấp 4 loại tài khoản giao dịch chính gồm 2 loại tài khoản MT4 và 2 loại tài khoản giao dịch trên các nền tảng khác cụ thể là: MT4, MT4 Premium, Standard và Premium.

Với mỗi loại tài khoản, điều kiện giao dịch được áp dụng cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này sẽ được phân tích cụ thể ở phần so sánh các tài khoản của Skilling được quy định bởi CySEC hay FSA.

Các loại tài khoản giao dịch tại sàn Skilling
Các loại tài khoản giao dịch tại sàn Skilling

Xem thêm: Đánh giá chi tiết sàn Scope market

Tài khoản Standard và tài khoản MT4

Hai loại tài khoản này thường phù hợp với những nhà đầu tư mới đã sẵn sàng tham gia thị trường giao dịch với số vốn thực tế. Tài khoản này có ưu điểm là không tính phí hoa hồng, mức chênh lệch spread cao, Lời khuyên cho bạn là nên trải nghiệm giao dịch bằng tài khoản demo trước khi tham gia vào hai loại tài khoản này.

Tài khoản Premium và tài khoản MT4 Premium

Trái ngược lại với tài khoản Standard và tài khoản MT4 hai tài khoản Premium này thích hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn. Nó được Skilling thiết kế ra để đáp ứng các nhà đầu tư thường xuyên giao dịch với khối lượng giao dịch lớn.

Mức phí hoa hồng và phí chênh lệch tại hai tài khoản này đều khá thấp. Một tên gọi khác của hai loại tài khoản này là tài khoản ECN. Trên nền tảng Skilling Trader và cTrader ,tài khoản Standard và Premium được cung cấp nhiều sản phẩm hơn so với 2 loại tài khoản MT4 kể trên.

Sản phẩm giao dịch tại sàn Skilling

Như những sàn giao dịch ngoại hối khác trên thị trường, Skilling cung cấp các loại sản phẩm trên thị trường như cổ phiếu, tiền điện tử, chỉ số, hàng hóa, kim loại và ngoại hối. 6 nhóm sản phẩm của sàn cụ thể như sau:

  • Forex: 70 cặp tiền tệ
  • Kim loại: gồm có vàng, bạc và platinum
  • Hàng hóa: có dầu thô (dầu WTI, dầu Brent) và khí gas tự nhiên
  • Chỉ số: 17 chỉ số
  • Cổ phiếu: hơn 700 mã cổ phiếu
  • Tiền điện tử: 23 loại coin

Điều đặc biệt ở đây là  sàn Skilling cũng đã thực hiện rất tốt khi nhanh chóng bắt kịp xu hướng giao dịch tiền điện tử trên các sàn ngoại hối, điều mà ít sàn thực hiện được hiện nay trên thị trường Việt Nam.

Phí giao dịch tại Skilling

Chi phí giao dịch trên cặp EUR/USD của tài khoản tiêu chuẩn Standard và MT4 tại Skilling thấp hơn so với các tài khoản cùng loại trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các sàn khác thường có spread từ 1 – 1.2 pips nhưng tại sàn Skilling spread chỉ từ 0.7 pips. Các cặp ngoại hối còn lại thì spread trung bình khá cao.

Tài khoản Premium và MT4 Premium thì có phí hoa hồng tương đương với các tài khoản cùng loại trên thị trường, mức spread tương đối thấp, chỉ từ 0.0 pips và 0.1 pips. Những điều kiện này đủ để cạnh tranh với các nhà môi giới uy tín như Exness, IC Markets.

Ngoài ra các mức phí hoa hồng như trên thì Skilling còn tính phí hoa hồng đối với giao dịch bạc và vàng. Trong khi, các sàn khác đều không áp dụng phí hoa hồng đối với kim loại quý thì Skilling lại áp dụng phí với bạc là 120$/triệu $ giao dịch và vàng là 60$/triệu $ giao dịch. Skilling sẽ tính phí qua đêm vào cuối phiên giao dịch lúc 22:00 GMT. Phí qua đêm được tính từ thứ 2 đến thứ 6 (không tính thứ 7 và chủ nhật). Mức phí này sẽ bị tính cao gấp 3 lần so với ngày thường vào ngày thứ 4. Phí tính qua đêm được áp dụng theo công thức:

Phí qua đêm = (Tỷ giá qua đêm× Giá trị Pip × thời gian hay số đêm chưa đóng lệnh) / 10

Trong đó:

  • Pip (trừ JPY, THB và HUF) là : 10 cặp Forex chung quy về giá trị 100.
  • Số đêm chính là tổng số đêm vị thế ở trạng thái mở.
  • Phí qua đêm được tính bằng xu nên kết quả chia cho 10.

Nạp và rút tiền tại sàn giao dịch Skilling

Hiện nay, sàn Skilling cho phép các nhà đầu tư nạp, rút tiền qua các kênh như:

  • Tài khoản ngân hàng
  • Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Visa/ Mastercard
  • Ví điện tử (Skrill , Trustly, Neteller)
  • Ngân lượng

Phương thức chuyển khoản có thể kéo dài khoảng 3 ngày làm việc, chỉ mất một giờ đối với các phương thức khác.

Một số lưu ý dành cho bạn:

  • Tất cả các giao dịch trên Skilling đều không tính phí nhưng bạn sẽ phải trả phí cho ví điện tử của mình hoặc phía ngân hàng.
  • Tên bạn đăng ký sử dụng tài khoản phải trùng với tên trong tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử vì hệ thống Skilling không thực hiện thanh toán qua bên thứ ba.
  • Sàn cần xác nhận kiểm tra danh tính trước khi giải ngân trước khi xử lý lệnh rút tiền, thường thì quá trình xử lý sẽ mất vài giờ.
Nạp và Rút tiền tại sàn giao dịch Skilling
Nạp và Rút tiền tại sàn giao dịch Skilling

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại nhà môi giới Skilling

Hệ thống website của Skilling hỗ trợ khoảng 16 ngôn ngữ, điều đặc biệt là có cả tiếng Việt, các nhà đầu tư Việt sẽ dễ dàng cập nhật các thông tin về sàn nhanh chóng. Ngoài ra, trên website chính thức của sàn, bạn có thể tìm kiếm mục “Trung tâm hỗ trợ” với sáu vấn đề như sau:

  • Cách thức nạp tiền
  • Cách thức rút tiền
  • Phương thức thanh toán
  • Điều khoản và điều kiện
  • Văn bản pháp lý
  • Chính sách riêng tư

Bên cạnh đó, trong trường hợp khẩn cấp, để yêu cầu sự trợ giúp từ nhân viên chăm sóc khách hàng của sàn, bạn có thể liên hệ thông qua các kênh sau:

  • Hotline: +44 208 080 6555 và +357 22 276710
  • Email: [email protected]
  • Live chat: 8:00 – 22:00 CET từ thứ 2 đến thứ 6.

Tuy nhiên, hiện tại Skilling chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như đội ngũ hỗ trợ dành riêng cho khách hàng Việt, hotlne tại Việt Nam. Đó cũng là một trong những điểm Skilling cần cải thiện hơn trong thời gian tới.

Nền tảng giao dịch của Skilling

Tính tới thời điểm hiện tại, Skilling cung cấp 4 nền tảng giao dịch chính được lập trình để phục vụ các cấp độ của người sử dụng. Cụ thể như sau:

Nền tảng Skilling Trader

Skilling Trader có giao diện thân thiện nhưng khác biệt và độc đáo. Loại nền tảng này là giao dịch độc quyền của Skilling lập trình dành riêng cho khách hàng của mình. Để tạo ra trải nghiệm giao dịch vừa tiện lợi vừa thân thiện với người dùng, hệ thống của Skilling luôn tập trung cung cấp các điều kiện giao dịch cao cấp, an toàn và minh bạch. Skilling Trader hứa hẹn mang lại nền tảng đơn giản, có thể dễ sử dụng ngay cả đối với những nhà giao dịch mới tham gia.

Các tính năng nổi bật của nền tảng Skilling Trader:

  • Hiển thị 11 loại biểu đồ giá và 10 khung thời gian
  • Hệ thống hỗ trợ hơn 90 chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ
  • Có 4 loại lệnh chờ
  • Tính năng điều chỉnh biểu đồ giá linh hoạt
  • Tích hợp với cTrader và có thể chuyển đổi tài khoản qua lại

Nền tảng Skilling cTrader

Nền tảng này được xem là đối thủ cạnh tranh của MT4. Năm 2010, CTrader được phát triển bởi 2 chuyên gia công nghệ – đồng sáng lập ra Spotware đình đám là Ilya Holeu và Andrey Pavlov. CTrader là nền tảng có nhiều công cụ biểu đồ nâng cao, hỗ trợ giao dịch đa tài sản, cung cấp khả năng thực hiện lệnh nhanh chóng.  Một số tính năng của nền tảng Skilling cTrader:

  • Hiển thị 5 loại biểu đồ giá và 26 khung thời gian
  • Hệ thống hỗ trợ hơn 90 chỉ báo và công cụ vẽ
  • Có 6 loại lệnh chờ
  • Tính năng điều chỉnh kích thước và cuộn biểu đồ linh hoạt
  • Giao dịch với một click
  • Tâm lý, hành vi của số đông nhà đầu tư có hiển thị chỉ báo
  •  Có thể sử dụng Eas và điều chỉnh thuật toán phù hợp với chiến lược của người sử dụng thông qua cBot
  • Hệ thống tạo báo động giá trực tiếp
  • Hệ thống hỗ trợ đóng lệnh từng phần

Ngoài ra, Ctrader còn hỗ trợ sử dụng trên hệ điều hành của máy tính, điện thoại và nền tảng web.

Nền tảng Skilling cTrader
Nền tảng Skilling cTrader

Nền tảng Skilling MetaTrader4

Nền tảng này cung cấp các lựa chọn điều chỉnh vô song, chỉ số đa dạng, công cụ hỗ trợ sử dụng Chuyên gia cố vấn (EA) để tự động hóa các chiến lược phù hợp cho nhà đầu tư. Một số tính năng cơ bản của nền tảng Skilling MetaTrader4:

  • Hiển thị 3 loại biểu đồ giá và 9 khung thời gian
  • Có 4 loại lệnh chờ
  • Hệ thống hỗ trợ hơn 50 chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ
  • Tính năng đánh scalping, hedging
  • Tính năng backtest các chiến lược đơn luồng và cho phép sử dụng EAs
  • Cập nhật tin tức kinh tế kịp thời
  • Giao dịch một click
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ
  • Có phiên bản phần mềm dành cho máy tính, ứng dụng cho điện thoại và phiên bản webtrader chạy trực tiếp trên trình duyệt web

Nền tảng Skilling Copy

Đây là nền tảng giao dịch mới được Skilling phát triển trong thời gian gần đây với mục tiêu hướng tới những nhà đầu tư có nhu cầu copy trade. Nền tảng này của Skilling được giới thiệu là có hơn 1000 chiến lược để khách hàng tham gia, với thời gian khớp lệnh siêu nhanh chỉ 0,05 giây. Ngoài ra, khách hàng còn được trải nghiệm giao dịch sao chếp sẵn trực tiếp từ ứng dụng của Skilling – cTrader. Nếu bạn muốn tham gia copy trade, bạn có thể thử nền tảng này.

Ưu và nhược điểm của sàn giao dịch Skilling

Dưới đây là tổng hợp những ưu và nhược điểm của sàn giao dịch Skilling:

Ưu điểm

  • Được cấp phép bởi nhiều tổ chức uy tín trên thế giới
  • Có hệ thống giao dịch độc quyền
  • Tài khoản và nền tăng giao dịch đa dạng
  • Spread trên các tài khoản ECN thấp
  • Nhiều phương thức nạp – rút tiền
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có hỗ trợ tiếng Việt

Nhược điểm

  • Phí Spread tương đối cao
  • Chi phí giao dịch cao
  • Chưa có đội ngũ hỗ trợ dành cho người Việt
  • Tiền nạp tối thiểu trên các loại tài khoản ENC cao
  • Giao dịch vàng, bạc bị tính thêm phí hoa hồng

Kết luận

Trên đây là những đánh giá chi tiết về sàn Skilling mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu như các trader đang muốn tham gia giao dịch thì sàn Skilling sẽ là 1 sự lựa chọn tuyệt vời.

Nhatkytraders

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT