Trang chủBlogSáu bài học từ thị trường chứng khoán

Sáu bài học từ thị trường chứng khoán

Nếu bạn đang ở trong một hoàn cảnh bất lợi, đừng lo lắng. Mọi thứ sẽ thay đổi. Còn nếu bạn đang ở trong một điều kiện thuận lợi, cũng đừng lo lắng. Mọi thứ cũng sẽ thay đổi.

6 bài học thị trường tài chính dạy tôi
6 bài học thị trường tài chính dạy tôi

~ John A. Simone Sr. ~

Nếu bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính thì bạn sẽ nhận ra rằng: thị trường tài chính có rất nhiều điểm chung với cuộc sống.

Nếu bạn từng nghĩ thị trường tài chính là nơi kiếm tiền của những người chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất thì thời gian và những trải nghiệm đủ nhiều sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng bạn đã sai.

Sự thật là, mọi thị trường đều bị tác động bởi con người. Nhưng những người này không hẳn có tính nết xấu hơn, tốt hơn hay khác biệt hơn những người khác. Họ có cùng đặc điểm, điều kiện và khiếm khuyết giống như bao người. Tờ báo Pop Economics cũng cho rằng: “những kẻ điên” thống trị thị trường. Nhiều người trong số họ thậm chí có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ quản trị kinh doanh, nhưng dù sao thì họ vẫn chỉ là con người.

Tham khảo thêm: Sàn chứng khoán quốc tế lừa đảo: Lời mời tham gia “bữa tiệc” chứng khoán quốc tế

6 bài học thị trường tài chính dạy tôi

  1. Lập kế hoạch thị trường

Cho dù bạn đang thiết lập một chiến lược phân bổ tài sản, xây dựng ngân sách, một bộ tiêu chuẩn cho con trẻ hay cải tạo một khu vườn, thì việc phác thảo ra được một kế hoạch trước khi hành động là một bước rất quan trọng.

Kế hoạch cần phải có một mục tiêu cụ thể, hướng hành động cụ thể và hướng hành động dự phòng. Bằng cách đó, khi nhìn lại và đánh giá kế hoạch, bạn sẽ không hoài nghi về những quyết định bạn đưa ra.

Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp thì điều đó thật tuyệt vời. Hãy tiếp tục triển khai theo kế hoạch ban đầu. Còn nếu mọi thứ không diễn ra theo cách bạn muốn, hãy thử một trong các hướng lựa chọn thay thế hoặc đánh giá lại mục tiêu ban đầu.

  1. Lập kế hoạch B

Kế hoạch dự phòng luôn quan trọng, dù đó có phải là quyết định đầu tư hay không. Bất kỳ kế hoạch nào cũng phải có điều khoản “nếu tôi sai thì sao”. Chuẩn bị sẵn một kế hoạch hành động khác trong trường hợp mọi thứ không diễn ra như kế hoạch ban đầu. Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị ốm, mất việc hoặc gặp rủi ro bất ngờ?

  1. Đánh giá rủi ro – lợi nhuận thị trường

Đánh giá mức độ rủi ro và lợi nhuận tương ứng trong từng hướng hành động sẽ luôn giúp ích cho quyết định của bạn.

  1. Đừng cản trở khi kế hoạch thị trường đang tốt

Về cơ bản, điều này giống như câu ngạn ngữ “nếu chưa hỏng, đừng sửa”. Nếu kế hoạch của bạn đang diễn ra tốt đẹp, đừng điều chỉnh gì cả. Như trong các chương trình nấu ăn, đầu bếp thường bảo bạn xem kĩ mặt kia trước khi trở mặt một miếng thịt.

Nếu bạn trở mặt miếng thịt quá nhiều lần, bạn sẽ nhận được một miếng da hơn là một miếng bò bít tết mọng nước ngon lành. Tuy nhiên, nhiều người lại không đủ kiên nhẫn làm theo lời dặn dò này. Hãy để cho kế hoạch của bạn mang lại kết quả tốt nhất có thể và hãy nhớ rằng: dục tốc bất đạt.

  1. Cắt lỗ thị trường

Nếu kế hoạch của bạn không đạt hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định, thì đã đến lúc phải đưa ra lựa chọn. Bạn sẽ tiếp tục kiên trì với kế hoạch A, chuyển sang kế hoạch B hay bắt đầu với kế hoạch C? Đây luôn là sự lựa chọn khó quyết định, nhưng nếu bản năng của bạn (và sự thật) mách bảo rằng kế hoạch hiện tại không hiệu quả, rất có thể bạn cần phải thay đổi hướng đi.

  1. Quy tắc Đảo chiều về Trung bình thị trường

Tất cả các xu hướng cuối cùng đều kết thúc. Quan trọng là bạn phải nhận ra được khi nào điều đó sẽ xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng. Giống như thị trường chứng khoán, cuộc sống cũng có những đỉnh và đáy theo chu kỳ.

Một nguyên tắc nhỏ là: hãy giống như con kiến. Nếu bạn đang gặp vận may, hãy dự phòng vì vận may của bạn sẽ qua. Còn nếu điều đó không xảy ra thì bạn cũng có thể yên tâm khi biết rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng. Đối với loài châu chấu, chúng còn phải chịu cả mùa đông đặc biệt khắc nghiệt.

Nếu bạn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, hãy an lòng rằng “mọi việc rồi cũng sẽ qua”. Lên hay xuống, không có xu hướng nào tồn tại mãi mãi. Dù có liên tục đi xuống thì xu hướng này rồi cũng sẽ kết thúc thôi.

Sáu bài học này thực sự có ý nghĩa trong nhiều mặt của cuộc sống. Bạn đã áp dụng được gì từ giao dịch hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác của cuộc sống chưa?

Nhatkytraders.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT