Trang chủKiến ThứcSo sánh sự khác nhau giữa các loại điểm Pivot

So sánh sự khác nhau giữa các loại điểm Pivot

Nhiều nhà giao dịch forex có thể đã biết đến điểm Pivot (điểm xoay) và áp dụng nó với các mức hỗ trợ hoặc kháng cự để giao dịch. Nhưng bạn có biết rằng có nhiều biến thể khác nhau của điểm Pivot không?

So sánh sự khác nhau giữa các loại điểm Pivot

Trong bài viết này, hãy cùng xem xét kỹ hơn năm loại điểm Pivot chính, gồm: Điểm Pivot tiêu chuẩn, Điểm Pivot của Woodie, Điểm Pivot Camarilla, Điểm Pivot theo Fibonacci và Điểm Pivot của Demark. Bài viết này sẽ giới thiệu từng loại và so sánh từng loại biến thể của điểm Pivot.

Khái niệm cơ bản về điểm Pivot

Các điểm Pivot được các nhà giao dịch forex sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Các Pivot là các mức giá mà có thể gây ra phản ứng đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng. Ngoài ra, điểm Pivot giúp các nhà giao dịch có thể nhận biết được thiên kiến (bias) và tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Điểm Pivot ban đầu được sử dụng bởi các nhà giao dịch tại sàn trên thị trường hợp đồng tương lai. Hầu hết các nhà giao dịch tại sàn đều là các nhà giao dịch ngắn hạn trong ngày.

Trước khi bắt đầu phiên giao dịch buổi sáng, các nhà giao dịch sẽ tính điểm Pivot của của tài sản mà họ giao dịch dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của ngày hôm trước. Điều này sẽ giúp họ xác định các mức giá quan trọng trong ngày và giữ cho giao dịch của họ đi đúng hướng.

Các Pivot có thể được áp dụng cho thị trường Cổ phiếu, Hợp đồng tương lai và Forex. Chúng đặc biệt hữu ích trong thị trường forex vì các mức giá của điểm Pivot này thường được tôn trọng trong các phiên giao dịch chính. Có ba phiên chính trong Forex: phiên Mỹ mở lúc 8:00 sáng EST, phiên Châu Âu mở lúc 2:00 sáng EST và Phiên Châu Á mở lúc 7:00 tối EST.

Khi khối lượng giao dịch tăng lên trên thị trường, các mức Pivot có xu hướng bị phá vỡ (breakout). Còn tại thời điểm khối lượng giao dịch thấp, ví dụ như khoảng thời gian lúc phiên giao dịch này đóng và chuẩn bị mở phiên tiếp theo, chúng ta thường thấy giá sẽ biến động trong phạm vi giữa hai điểm Pivot.

Pivot được coi là chỉ báo nhanh vì có tính chất dự đoán. Nhiều nhà giao dịch forex thích sử dụng điểm Pivot hơn nhiều chỉ báo khác vì chúng khách quan và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cơ bản và cả phân tích kỹ thuật đều cho rằng điểm Pivot chỉ giống như là một dự báo. Điều này cũng có thể đúng, nhưng miễn là các điểm Pivot này hiệu quả thì các nhà giao dịch vẫn sẽ tiếp tục sử dụng chúng trong các chiến lược giao dịch của họ.

Giao dịch với điểm Pivot

Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm quan trọng nhất khi giao dịch. Giao dịch mà không biết các vùng giá quan trọng thì giống như nhảy dù mà không có dù, sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ thua lỗ. Pivot là một công cụ giúp các nhà giao dịch tìm ra các vùng giá quan trọng, nơi mà các nhà giao dịch có thể thấy lượng lệnh chờ (order flow) tăng lên.

Hãy nhớ rằng nhiều nhà giao dịch có xu hướng đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời xung quanh các điểm Pivot, do đó, có nhiều khả năng giá sẽ bị từ chối hoặc breakout từ các Pivot này.

Các nhà giao dịch trong ngày thường dựa vào các Pivot được tính toán từ mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của ngày hôm trước. Những nhà giao dịch này thường giao dịch trên các khung thời gian ngắn như khung thời gian 5, 10 hoặc 15 phút.

Tuy nhiên, Pivot không chỉ dành cho các nhà giao dịch ngắn hạn, các nhà giao dịch lướt sóng và dài hạn cũng sử dụng điểm Pivot nhưng với một khung thời gian lớn hơn như khung tuần hoặc khung tháng.

Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng khi giao dịch với Pivot, nhưng có ba phương pháp chính để giao dịch với các điểm Pivot này. Đầu tiên là sử dụng các điểm để thiết lập giao dịch breakout.

Thứ hai là sử dụng các pivot để xác định điểm đảo chiều. Và cuối cùng, các nhà giao dịch có thể sử dụng điểm Pivot để chốt lời hoặc gia tăng vị thế cho giao dịch.

Hãy cùng xem qua một vài ví dụ sau đây. Đầu tiên là ví dụ sử dụng Pivot để thiết lập giao dịch breakout:

Giao dịch với điểm Pivot

Trong biểu đồ trên, bạn sẽ nhận thấy vùng được khoanh tròn là một cây nến giảm mạnh phá vỡ mức Hỗ trợ S1 và đóng cửa bên dưới nó. Đây được coi là một thiết lập breakout khỏi điểm Pivot.

Ví dụ tiếp theo là thiết lập giao dịch đảo chiều sử dụng Pivot:

Giao dịch với điểm Pivot

Biểu đồ này thể hiện điểm Pivot làm đảo chiều xu hướng của giá như thế nào. Bạn sẽ nhận thấy rằng giá đang tăng dần đều và sau đó tiến gần đến mức Pivot (P). Ngay sau khi nó chạm mức này, chúng ta đã thấy một nến búa được hình thành và cây nến ngay sau đó là một cây nến “sao hôm” (evening star). Giá đã kiểm tra lại mức Pivot (P) và giảm mạnh xuống mức thấp hơn sau đó.

Điểm Pivot tiêu chuẩn

Pivot tiêu chuẩn cũng thường được gọi là Pivot sàn hoặc Pivot cổ điển. Các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau và đây là loại Pivot phổ biến nhất mà các nhà giao dịch hay sử dụng.

Việc tính toán Pivot tiêu chuẩn bắt đầu với Pivot Point đường cơ sở (P). Bạn có thể tính giá trị mức (P) bằng cách lấy trung bình giữa giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.

Đây gọi là mức cơ sở (P) và từ mức (P) này sẽ tính được hai mức hỗ trợ (S1, S2) (S1, S2) và hai mức kháng cự (R1, R2).

Công thức tính Pivot (P):

Điểm Pivot (P) = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá Đóng cửa)/3

Khi Pivot (P) đã được tính toán, thì chúng ta có thể chuyển sang tính toán các giá trị khác.

Mức hỗ trợ đầu tiên (S1) được tính bằng cách nhân giá trị điểm Pivot (P) với 2, sau đó trừ đi mức giá cao nhất của ngày hôm trước. Công thức tính mức hỗ trợ (S1) như sau:

S1 = (Giá trị điểm Pivot (P) x 2) – Mức giá cao của ngày hôm qua

Tương tự, mức kháng cự đầu tiên (R1). Được tính bằng cách nhân giá trị Pivot (P) với 2 sau đó trừ đi giá thấp nhất của ngày hôm qua. Công thức tính mức R1 như sau:

R1 = (Giá trị điểm Pivot (P) x 2) – Mức giá thấp nhất của ngày hôm qua

Tiếp theo, chúng ta sẽ tính toán mức hỗ trợ và kháng cự thứ hai. Mức hỗ trợ thứ hai (S2) sẽ thấp hơn mức (S1) và mức kháng cự thứ hai (R2) sẽ cao hơn mức (R1).

Để tính mức Hỗ trợ thứ hai (S2), chúng ta sẽ tính mức chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất, sau đó lấy giá trị điểm Pivot (P) trừ đi chúng. Công thức tính mức hỗ trợ (S2):

S2 = Giá trị điểm Pivot (P) – ( Mức giá cao nhất – Mức giá thấp nhất)

Mức kháng cự thứ hai (R2) được tính bằng cách lấy giá trị điểm Pivot (P) cộng với chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất. Công thức tính mức R2 như sau:

R2 = Giá trị điểm Pivot (P) + (Giá cao nhất – Giá thấp nhất)

Điểm Pivot tiêu chuẩn
Điểm Pivot tiêu chuẩn

Bên trên là biểu đồ của cặp EUR/USD trên khung thời gian 15 phút. Các điểm Pivot được thể hiện trên biểu đồ với các mức Kháng cự (R1, R2) được đánh dấu màu xanh lá, mức Hỗ trợ (S1, S2) được đánh dấu màu đỏ và điểm Pivot cơ sở (P) là màu đen. Hãy chú ý đến cách mà giá phản ứng khi tiệm cần các mức này.

Điểm Pivot theo Woodie

Woodie đưa ra một cách tính Pivot khác với Pivot tiêu chuẩn. Điểm Pivot của Woodie được tính như sau:

R2 = Giá trị điểm Pivot (P) + (Giá cao nhất – Giá thấp nhất)

R1 = (2 x Giá trị điểm Pivot (P)) – Giá thấp nhất

PP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) + (2 x Giá đóng cửa)/4

S1 = (2 x Giá trị điểm Pivot (P)) – Giá cao nhất

S2 = Giá trị điểm Pivot (P) – (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)

Như bạn có thể đã nhận thấy, cách tính của Woodies khá khác so với công thức Pivot tiêu chuẩn. Một trong những điểm khác biệt cơ bản là công thức của Woodie đặt nặng hơn vào giá đóng cửa. Lưu ý rằng phép tính Pivot cơ sở (P) liên quan đến việc nhân giá đóng cửa với 2, sau đó cộng giá cao nhất và giá thấp nhất rồi chia cho 4 để lấy giá trị (P).

Điều này thoạt nghe có vẻ hơi khó hiểu, nhưng về cơ bản nó được tính toán tương tự như đường EMA, trong đó dữ liệu sau có trọng số hơn dữ liệu trước đó. Cũng cần lưu ý thêm, bạn sẽ thường thấy trên thị trường forex rằng giá mở cửa giống với giá đóng cửa. Điều này là do thị trường forex giao dịch 24 giờ một ngày.

Điểm Pivot Camarilla

Pivot Camarilla được Nick Scott phát minh vào cuối những năm 1980. Chúng được tính toán tương tự như Woodie ở chỗ chúng sử dụng phạm vi giá và giá đóng cửa của ngày hôm trước để tính toán các mức.

Nhưng thay vì 2 mức Kháng cự và 2 Mức hỗ trợ, công thức Camarilla tính được 4 mức kháng cự và 4 mức hỗ trợ và với Pivot cơ sở, chúng ta sẽ có 9 mức Pivot theo công thức Camarilla. Ngoài ra, một phần thú vị của Pivot Camarilla là có thêm một hệ số nhân trong công thức.

Sau đây là công thức của điểm Pivot Camarilla:

R4 = Giá đóng cửa + [(Giá cao nhất-Giá thấp nhất) x 1,5000]

R3 = Giá đóng cửa + [(Giá cao nhất-Giá thấp nhất) x 1,2500]

R2 = Giá đóng cửa + [(Giá cao nhất-Giá thấp nhất) x 1,1666]

R1 = Giá đóng cửa + [(Giá cao nhất-Giá thấp nhất) x x 1,0833]

P = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa)/3

S1 = Giá đóng cửa – [(Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1,0833]

S2 = Giá đóng cửa – [(Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1,1666]

S3 = Giá đóng cửa – [(Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1,2500]

S4 = Giá đóng cửa – [(Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1,5000]

Như bạn có thể thấy, chúng ta có tổng cộng 4 mức Kháng cự và 4 Mức hỗ trợ. Nhiều nhà giao dịch trong ngày sử dụng công thức Camarilla để làm giảm biến động giá khi đạt đến mức R3 hoặc S3.

Ý tưởng của công thức này là do thị trường có tính chất chu kỳ, nếu giá biến động mạnh so với phiên trước đó thì nó sẽ có xu hướng quay trở lại trong phạm vi giá thực của nó vào ngày hôm sau. Các điểm dừng lỗ có thể đặt ở các mức R4 hoặc S4. Tuy nhiên, nếu giá tiếp tục phá vỡ mức R4 hoặc S4 thì có thể báo hiệu đây là một xu hướng mạnh và giá sẽ tiếp tục vượt xa mức R4 hoặc S4 này.

Điểm Pivot theo Fibonacci

Các nghiên cứu về Fibonacci như hồi quy, mở rộng khá phổ biến trên thị trường Forex. Các mức Fibonacci chính mà các nhà giao dịch cần theo dõi chặt chẽ là mức hồi quy 38,2% và 61,8%.

Nhưng bạn có biết rằng bạn cũng có thể kết hợp các mức Fibonacci này vào một công thức tính điểm Pivot không? Trên thực tế, Pivot theo Fibonacci rất giống với Pivot tiêu chuẩn, điểm khác là sẽ có thêm các tỷ lệ 38,2% và 61,8% và 100%.

Dưới đây là công thức tính điểm Pivot theo Fibonacci

R1 = Pivot + [0,382 x (Giá cao nhất -Giá thấp nhất)]

R2 = Pivot + [0,618 x (Giá cao nhất – Giá thấp nhất)]

R3 = Pivot + [1 x (Giá cao nhất – Giá thấp nhất)]

Điểm Pivot (P) = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa)/3

S3 = Pivot – [1 x (Giá cao nhất – giá thấp nhất)]

S2 = Pivot – [0,618 x (Giá cao nhất – giá thấp nhất)]

S1 = Pivot – [0,382 x (Giá cao nhất – giá thấp nhất)]

Pivot tính theo Fibonacci cũng tính toán Pivot cơ sở (P) giống như Pivot tiêu chuẩn. Sau đó tính chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất ngày hôm trước và nhân với tỷ lệ Fibonacci rồi cuối cùng cộng/trừ với Pivot (P) để tính các mức kháng cự/hỗ trợ.

Điểm Pivot của Demark

Điểm Pivot của Demark được giới thiệu bởi Tom Demark, một nhà phân tích kỹ thuật và nhà kinh doanh nổi tiếng. Pivot của Demark rất khác so với các loại Pivot đã nói ở trên.

Demark sử dụng giá trị X để tính Pivot cơ sở. X được tính dựa trên mối tương quan giữa giá đóng cửa và giá mở. Sau đó Demark sử dụng X để tính mức kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới.

Dưới đây là cách tính điểm Pivot của Demark:

  • Nếu Giá đóng cửa > Giá mở cửa, thì X = (2 x Giá cao nhất) + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa
  • Nếu Giá đóng cửa < Giá mở cửa, thì X = Giá cao nhất + (2 x Giá thấp nhất) + Giá đóng cửa
  • Nếu Giá đóng cửa = Giá mở cửa, thì X = Giá cao nhất + Giá thấp nhất + (2 x Giá đóng cửa)

Điểm Pivot = X/4

R1 = X/2 – Giá thấp nhất

S1 = X/2 – Giá cao nhất

Pivot của Demark tập trung nhiều hơn vào hành động giá gần đây. Nhiều nhà giao dịch sử dụng kết hợp cả điểm Pivot của Demark với đường xu hướng Demark (TD trendline) để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự trong ngày. Đường xu hướng Demark khách quan hơn nhiều so với đường xu hướng truyền thống.

Chúng được vẽ từ trái sang phải dựa trên các điểm cầu trong xu hướng tăng và điểm cung trong xu hướng giảm. Mục tiêu là tìm ra các điểm nối theo đường xu hướng Demark có nhiều khả năng xảy ra đột phá nhất.

Điểm Pivot và vùng hợp lưu kỹ thuật

Một điều quan trọng trước khi tham gia giao dịch của các nhà đầu tư thành công là tìm các vùng hợp lưu. Các vùng này được hình thành khi một số chỉ báo hoặc các đường xu hướng xếp ở gần nhau, điều này sẽ cung cấp một tín hiệu giao dịch có xác suất thành công cao.

Pivot có thể được kết hợp với các yếu tố kỹ thuật khác để tạo ra một thiết lập giao dịch hợp lý. Ví dụ: giả sử bạn vẽ một đường xu hướng tăng bằng biểu đồ 30 phút, sau đó bạn tính toán tiếp các Pivot tiêu chuẩn. Bạn có thể mở vị thế mua khi giá bật lên từ đường xu hướng đồng thời giá được hướng về các mức Pivot như S1 hoặc R1.

Vùng hỗ trợ hợp lưu này được hình thành từ đường xu hướng và các Pivot. Vùng này sẽ củng cố sức mạnh cho tín hiệu giao dịch bởi vì hai loại chỉ bác khác nhau đều cho cùng một tín hiệu giao dịch tại một thời điểm cụ thể.

Đây chỉ là một ví dụ, nhưng bạn có thể sử dụng một loạt các chỉ báo khác để kết hợp với các mức Pivot của mình. Một số chỉ báo đáng tin cậy có thể dử dụng cùng với các Pivot bao gồm đường hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng, đường MA, các mức Fibonacci, dải Bollinger và các mẫu hình nến.

Một số nhà giao dịch cũng thích sử dụng kết hợp ba khung thời gian khác nhau để tìm các mức Pivot giống nhau. Bằng cách kết hợp các Pivot hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, bạn sẽ thấy được các vùng hợp lưu đáng tin cậy. Những vùng này thường được các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ và có thể cung cấp các thiết lập giao dịch tiềm năng.

Hãy cùng xem vùng hợp lưu trông như thế nào khi sử dụng các Pivot. Dưới đây, bạn sẽ thấy biểu đồ của EUR/USD sử dụng khung thời gian 15 phút. Lưu ý rằng hành động giá đang bị ràng buộc trong phạm vi. Đường màu xanh là đường hỗ trợ đã hình thành từ trước.

Điểm Pivot và vùng hợp lưu kỹ thuật

Khi giá đang giảm và chạm vào mức hỗ trợ cũng như S1, giá đã bật lên bằng một cây nến búa có đuôi dài. Sau khi hình thành nến đảo chiều, giá tiếp tục tăng và tiến tới điểm Pivot và gần đạt mức R1 trong khoảng thời gian ngắn.

Điểm Pivot và Chiến lược giao dịch với vùng hợp lưu kỹ thuật

Như chúng ta đã đề cập trong phần trước, điều quan trọng là phải kết hợp Pivot với các chỉ báo kỹ thuật khác để tạo ra một thiết lập giao dịch có độ tin cậy cao. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét chiến lược giao dịch  điểm Pivot kết hợp với đường MA 150 mà mức Fibonacci hồi quy.

Chiến lược này dựa trên việc giá kiểm tra lại và bật lên từ vùng hợp lưu bao gồm đường MA, mức Fibonacci hồi quy và Pivot. Khi giá đáp ứng các điều kiện này, bạn có thể vào lệnh khi xuất hiện một cây nến đảo chiều mạnh.

Vị trí dừng lỗ sẽ nằm ngay dưới điểm đảo chiều hình thành từ cây nến đảo chiều đó. Vị trí chốt lệnh sẽ là điểm Pivot cao hơn trong trường hợp mua hoặc điểm Pivot thấp hơn trong trường hợp bán.

Biểu đồ dưới đây là hành vi giá của cặp tiền EUR/USD trong khoảng 3 ngày.

Điểm Pivot và Chiến lược giao dịch với vùng hợp lưu kỹ thuật

Như bạn có thể thấy, giá bắt đầu giao dịch trong một phạm vi hẹp trong khoảng hai ngày. Đường MA 150 đã hướng xuống nhưng ngay sau đó giá đã vượt lên trên điểm Pivot (P), mức R1 và dừng lại ở mức kháng cự R2. Sau đó, giá giảm mạnh trở lại gần mức Pivot (P) và giá lại tiếp tục tăng trở lại kiểm tra mức R2 với xu hướng tăng mạnh hơn lần trước.

Sau đó, giá bắt đầu giảm từ từ và ít biến động hơn. Tại thời điểm này, chúng ta có thể chuẩn bị cho việc giá sẽ kiểm tra mức Pivot (P), cũng trùng với mức Fib hồi quy 38% được đo từ mức đáy đảo chiều của hai ngày trước đó. Giá đã đẩy xuống dưới vùng này nhưng bật lên lại khi tiếp cận đường MA 150 đang nằm dưới mức hỗ trợ Pivot và Fibonacci.

Đây là một ví dụ về chiến lược kết hợp giữa các chỉ báo khác nhau với Pivot, khi các điều kiện của chiến lược này được xác nhận, chúng ta có một thiết lập giao dịch dài hạn và đáng tin cậy. Mức dừng lỗ sẽ được đặt dưới mức đáy tạo ra từ vùng giá bị từ chối. Và mục tiêu là Pivot cao hơn, trong ví dụ trên là mức R1.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, giá đã kiểm tra lại vùng hợp lưu và bật lên thẳng vùng kháng cự R1. Và theo chiến lược đã nói, mục tiêu chốt lời sẽ đặt tại mức R1 này.

Tóm lược

Bài viết này đã giới thiệu về 5 biến thể chính của điểm Pivot. Chúng có thể được phân loại thành Pivot tiêu chuẩn, Pivot của Woodie, Pivot Camarilla, Pivot theo Fibonacci và Pivot của Demark. Phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi là Pivot tiểu chuẩn. Tuy nhiên, mỗi biến thể đều có những điểm mạnh riêng, tùy vào cách mà nó được sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là loại Pivot nào là tốt nhất để sử dụng? Chà, câu trả lời này tùy thuộc vào bạn. Sẽ có những thời điểm, những chiến lược mà một số loại Pivot lại hiệu quả hơn loại Pivot khác. Nhưng hầu hết các nhà giao dịch thường sử dụng điểm Pivot tiêu chuẩn vì nó có phản ứng với giá tốt hơn. Trong mọi trường hợp, bạn nên tự trải nghiệm từng loại và xem loại nào phù hợp với chiến lược giao dịch của mình nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT