Trang chủKiến ThứcSóng Elliott trong chứng khoán là gì? Hướng dẫn giao dịch theo...

Sóng Elliott trong chứng khoán là gì? Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Sóng Elliott là cơ sở của phương pháp phân tích kỹ thuật. Nhờ sử dụng lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư có thể phân tích xu hướng của thị trường và tham gia giao dịch. Tóm lại, sóng Elliott là gì và giao dịch với sóng Elliott như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là nền tảng phân tích kỹ thuật, được dùng để phân tích và dự báo xu hướng của thị trường, được phát minh bởi kế toán viên Ralph Nelson Elliott trong những năm 1930. 

Sóng elliott là gì
Sóng elliott là gì?

Sóng Elliott mô tả hành vi giao dịch của đám đông thông qua các mẫu sóng lặp đi lặp lại, từ đó cho phép nhà đầu tư phân tích, dự đoán và đưa ra chiến lược đầu tư chính xác. Sóng Elliott đồng thời cho thấy cơ sở cho nhà đầu tư xác định điểm vào/thoát lệnh tốt nhất.

Theo lý thuyết sóng Elliott, thị trường không biến động một cách ngẫu nhiên mà hoạt động theo một quy luật có tính chu kỳ do tâm lý của con người. Con người vốn luôn sở hữu nhiều hy vọng, sợ hãi, tham lam và cả cố chấp, đây là các tâm lý cơ bản tồn tại ở bất kỳ thời đại nào và đã được miêu tả rất chi tiết trong lý thuyết sóng Elliott.

Ngoài ra, sóng Elliott hiện được áp dụng trong các thị trường tài chính mới như crypto và forex. Theo Ralph Nelson Elliott, một thị trường sẽ được coi là thị trường chết nếu không có sự chuyển động tăng hoặc giảm giá. Sóng Elliott cũng giúp nhà đầu tư dự báo xu hướng giá và xác định giai đoạn thị trường, từ đó xác định điểm entry, stop loss và take profit tốt hơn.

Xem thêm: Phân tích Ethereum bằng sóng Elliott: hai cách hình thành sóng

Cấu trúc của sóng Elliott

Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh bao gồm 8 sóng: 5 sóng động lực và 3 sóng điều chỉnh. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc của 2 loại sóng cơ bản này:

Cấu trúc của sóng elliott
Cấu trúc của sóng elliott

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng, trong đó có 3 sóng tăng lên và 2 sóng giảm xuống. Cụ thể, sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng, sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của các sóng bắt buộc phải bằng nhau. Các sóng có một số đặc điểm như sau:

Mô hình sóng đẩy
Mô hình sóng đẩy

Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Đây là khi nhà đầu tư nhận thấy giá ở thời điểm thích hợp để mua vì thế họ sẽ đặt lệnh mua vào khiến giá tăng lên.

Sóng 2 được hình thành khi nhà giao dịch dừng mua và đóng lệnh vì nhận thấy đã đạt lợi nhuận như kỳ vọng. Đây chính là nguyên nhân khiến giá giảm tuy nhiên không đáng kể như đáy 1. 

Sóng 3 được hình thành khi giá bắt đầu tăng nhẹ. Đây được xem là thời điểm thuận lợi để nhiều đầu tư tham gia thị trường, vì thế giá tăng khá đáng kể. Sóng 3 cũng là đợt sóng mạnh và dài nhất. 

Sóng 4 xảy ra khi nhiều nhà giao dịch chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng 4 yếu hơn các sóng trước bởi còn nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá tiếp tục tăng để vào lệnh với giá tốt hơn. 

Sóng 5 xuất hiện khi tất cả mọi người đều “ùn ùn” gia nhập thị trường, tạo ra lệnh mua ồ ạt vì thế khiến giá tăng cao hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, có một vấn đề các nhà giao dịch phải lưu ý, chính là trong 3 sóng đẩy thì luôn có 1 sóng mở rộng hơn 2 sóng còn lại, hay nói cách khác là dài nhất, thường sẽ là sóng 3 hoặc 5.

Mô hình sóng điều chỉnh

Mô hình sóng điều chỉnh, còn gọi là sóng hồi sẽ diễn ra sau giai đoạn sóng đẩy, bao gồm các hành động giá có chiều hướng ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ, khi thị trường đang có xu hướng chủ đạo là đi lên, thi sóng điều chỉnh sẽ mang chiều hướng đi ngang hoặc đi xuống. 

Mô hình sóng điều chỉnh
Mô hình sóng điều chỉnh

Ngoài ra, nếu mô hình sóng đẩy được đánh ký hiệu bằng số theo thứ tự từ 1 đến 5 thì sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái ABC. Đặc biệt, cấu tạo mô hình sóng hồi không bao giờ vượt quá 5 sóng, thường thấy nhất là 3 sóng.

Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình cơ bản, là nguồn gốc cho sự phát triển của 18 mô hình còn lại, cụ thể:

  • Mô hình Zig-Zag

Đây là mô hình bao gồm các bước giá đi ngược chiều với xu hướng chính trước đó của thị trường. Ví dụ sóng A và C thường diễn ra dài hơn sóng B.

Ngoài ra, trong 1 đợt sóng điều chỉnh, có thể xuất hiện từ 2-3 mẫu hình zig-zag liên tiếp nhau trên thị trường. Trong mỗi sóng của mô hình zig-zag, chúng ta cũng có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy và gọi đây là mô hình sóng trong sóng. 

  • Mô hình phẳng 

Đây là dạng sóng điều chỉnh đi ngang quen thuộc. Các sóng trong mô hình này có chiều dài tương đối bằng nhau. Tuy nhiên sóng A và C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều sóng B. Trong 1 số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.

  • Mô hình hình tam giác 

Mô hình hình tam giác được tạo thành bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ có thể hội tụ hoặc phân kỳ. Mô hình này gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của 2 đường xu hướng và di chuyển ngang. 

Có nhiều hình dáng của mô hình tam giác như: tam giác cân, tam giác mở rộng hoặc tam giác tăng dần, tam giác giảm dần,…

Những nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott

Sóng Elliott được hình thành dựa trên 3 quy tắc cơ bản. Dưới đây là 3 quy tắc bạn cần ghi nhớ:

  • Sóng 3 là sóng mạnh và dài nhất trong các sóng 1, 3, 5.
  • Sóng 2 không được thấp hơn điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Sóng 4 không được phép đi vào vùng của sóng 1.

Đôi lúc bạn có thể tìm thấy những hướng dẫn giúp đếm sóng đúng hơn và khác với 3 quy tắc trên. Tuy nhiên những chỉ dẫn này có thể gây ra sai lầm trong thực tế, cụ thể là: 

Những nguyên tắc cơ bản của sóng elliott
Những nguyên tắc cơ bản của sóng elliott

Đỉnh sóng 5 đôi khi không được đi xa hơn vùng kết thúc của sóng 3. Hiện tượng này được gọi là sóng cụt (truncation).

  • Sóng 5 thường vượt lên hoặc cắt xuống đường xu hướng được vẽ song song từ sóng 3 với đường xu hướng nối 2 điểm bắt đầu của sóng 3 và sóng 5.
  • Sóng 3 thường có khả năng mở rộng và kéo dài nhất trong 5 sóng.
  • Sóng 2 và sóng 4 thường sẽ bật lại khi gặp các vùng Fibonacci Retracement.

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Khi tham gia đầu tư hay nói cách khác là gia nhập thị trường tài chính, tất cả các nhà đầu tư đều muốn nhìn thấy hiệu quả rõ ràng và lợi nhuận cao. Vì thế công cụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng. Một trong số đó là lý thuyết sóng Elliott. Dưới đây là 5 cách sử dụng lý thuyết sóng Elliott để tăng tính hiệu quả khi thực hiện giao dịch.

Hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott
Hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott

Cách 1: Nhận định chính xác xu hướng chính của thị trường

Để xác định được xu hướng thị trường, chúng ta sẽ sử dụng mô hình động lực (5 sóng). Năm sóng thể hiện tăng biểu hiện cho xu hướng tăng giá. Ngược giá, nếu 5 sóng giảm thì xu hướng chính là giảm giá. Xác định đúng xu hướng sẽ giúp cho nhà đầu tư có lời khi lựa chọn giao dịch. 

Cách 2: Nhận định chính xác các chuyển động giá ngược xu hướng

Mô hình 3 sóng là sự điều chỉnh so với sóng đẩy. Nắm được sự chuyển động hiện tại là sự điều chỉnh của xu hướng chính sẽ là một lợi thế trong đâu tư. Trong bất kỳ thị trường tài chính nào, việc tăng giảm giá cả sẽ luôn xoay quanh chu kỳ chính vì thế sự điều chỉnh này mang đến cơ hội cho nhà đầu tư bổ sung vị thế giao dịch sao cho khớp với xu hướng chính.

Cách 3: Nhận diện khả năng đảo chiều của xu hướng

Các cấu trúc sóng lớn được tạo thành bởi các cấu trúc sóng nhỏ liên kết lại.

Ví dụ trong sóng 1 sẽ bao gồm 5 sóng nhỏ hơn tuy nhiên đây chỉ mới là 1 phần trong mô hình 5 sóng lớn. Đây là thông tin quan trọng để các nhà đầu tư nhận diện và thực hiện giao dịch đảo chiều. Cụ thể, khi giá đã tăng và một vài sóng nhỏ đã được hoàn tất trước đó, các nhà đầu tư sẽ không nên mua vào nữa mà sẽ cần chốt lợi nhuận hoặc nâng lệnh dừng lỗ để giữ nguyên lợi nhuận và chuẩn bị cho tình huống đảo chiều có thể xảy ra ở cuối đợt sóng 5. 

Lý thuyết sóng Elliot cũng giúp nhà đầu tư nhận biết thời điểm xu hướng chính tiếp tục diễn ra. Đối với trường hợp khi sóng hiệu chỉnh có đủ 3 sóng A-B-C và giá vượt qua đỉnh sóng B, thì đây chính là lúc xu hướng chính đã bắt đầu tiếp tục. Xác định được thời điểm xu hướng chính trở lại là một lợi thế lớn vì nó giúp tăng khả năng có được nhiều giao dịch thành công hơn và hiệu quả cũng tăng cao nếu các nhà đầu tư kết hợp thêm các công cụ truyền thống. 

Cách 4: Bổ sung các mục tiêu giá

Đây chính là điểm khác biệt của sóng Elliott. Để tạo ra nguyên lý sóng, người ta thường sử dụng dãy số Fibonacci tiền đề. Sự liên quan giữa các tỷ lệ Fibonacci và sóng đẩy, sóng hiệu chỉnh cũng được quan tâm. Sóng đẩy làm nên sự thay đổi và hỗ trợ sự phát triển, trong khi sóng hiệu chỉnh lại tạo nên sự ổn định.

Các sóng hiệu chỉnh thường sẽ giảm dần theo các mốc như: 61.8, 38.2 hoặc 50% so với sóng đẩy. Đây là những giai đoạn mà các nhà giao dịch tìm được điểm đảo chiều đẹp dễ dàng hơn để giao dịch theo xu hướng chính. 

Cách 5: Xác định các “Điểm mô hình không có giá trị” một cách cụ thể

Dựa trên Sóng Elliott, nhà đầu tư có thể phân tích và xác định cụ thể các “điểm mô hình không có giá trị”, đó là mức giá mà cách thức đếm sóng Elliott hiện tại đã thay đổi. Biết được khi nào phương pháp đếm sóng đã sai, nhà giao dịch sẽ có lợi thế lớn. Bằng cách sử dụng phương pháp này, họ có thể đưa ra quyết định thông minh và đạt được hiệu quả cao hơn.

Kết luận

Tóm lại, sóng Elliott là một công cụ hỗ trợ nhà đầu tư xác định nhiều yếu tố mang tính quyết định cho việc đầu tư. Lý thuyết sóng Elliott sẽ là một trong những kiến thức cơ bản cần nắm trước khi gia nhập thị trường tài chính. Để hiểu biết sâu rộng hơn về lý thuyết này, bạn đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của Nhật ký Traders nhé. 

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Nguyễn Thành Phương
Nguyễn Thành Phương
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Mình sẽ vận dụng những kiến ​​thức tích lũy và đúc kết để cung cấp cho các bạn những thông tin chính xác, tư vấn và hỗ trợ giao dịch các dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng hóa, bảo hiểm và đầu tư hiệu quả nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT