Stoploss là một trong những kỹ năng quan trọng và bắt buộc đối với các anh em trader. Khi đặt stoploss, anh em có thể đề phòng các tình huống thị trường biến động mạnh trong thời gian ngắn làm cháy tài khoản.
Nhiều anh em khi mới bắt đầu trade có thể chưa hiểu rõ cách stoploss hoạt động và tại sao stoploss quan trọng. Bài viết này sẽ giúp anh em giải quyết những câu hỏi đó, đồng thời hướng dẫn anh em các chiến lược đặt stoploss để đề phòng cháy tài khoản khi trade.
Stoploss (cắt lỗ) là gì?
Stoploss (cắt lỗ) là một lệnh phụ được thiết lập sau khi anh em vào lệnh chính. Khi giá đi ngược với dự đoán của anh em và chạm stoploss, lệnh sẽ tự động đóng và thua lỗ của lệnh đó được giới hạn ở một số tiền cụ thể.
Trong các phần mềm giao dịch, stoploss đôi khi được viết tắt là sl trên biểu đồ. Như hình minh họa bên dưới, trader vào lệnh buy/long cặp EUR/USD tại giá 1.25 (gạch đứt màu đỏ) và đặt stoploss tại giá 1.249 (gạch đứt màu xanh). Khi giá chạm stoploss, lệnh sẽ tự động được đóng lại giúp giới hạn số lỗ tối đa của lệnh này là 1 pip dù giá có tiếp tục giảm.
Một công dụng khác của stoploss là để bảo toàn lợi nhuận. Ví dụ nếu anh em đang vào 1 lệnh có lãi 20 pip, anh em có thể đặt stoploss ở mức lãi 5 pip đề phòng giá đảo chiều thì anh em vẫn đảm bảo được lợi nhuận mà không thua lỗ.
Lợi ích và rủi ro của stoploss
Tương tự mọi công cụ hỗ trợ trade, cắt lỗ không hoàn hảo. Cắt lỗ có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể ảnh hưởng xấu tới lệnh đã đặt.
Lợi ích
- Bảo vệ tài khoản khỏi những thua lỗ ngoài dự tính
- Quản lý vốn tốt hơn
- Quản lý nhiều lệnh cùng lúc
- Tự động, không cần theo dõi liên tục
- Dễ thiết lập
Rủi ro
- Đóng lệnh quá sớm trước khi thị trường đảo chiều
- Những sàn forex nhỏ sẽ có những “râu nến” vô lý để đóng lệnh stoploss của anh em
Cách để hạn chế rủi ro
- Đặt stoploss “dư” 1 tí, cách vùng kháng cự, hỗ trợ 1-2 pip nếu bạn trade ngắn theo ngày, 10-20 pip nếu bạn trade lệnh dài theo tuần/tháng.
- Tham gia những sàn forex lớn, uy tín, đủ chứng chỉ
Tại sao anh em phải luôn luôn đặt stoploss khi trade
Thị trường luôn tồn tại rủi ro, và cắt lỗ là công cụ giúp anh em quản lý những rủi ro bất ngờ. Chắc chắn là không có công cụ hay kế hoạch giao dịch nào hoàn hảo và sớm hay muộn sẽ có lúc thị trường nằm ngoài khả năng kiểm soát của anh em.
Cắt lỗ có mặt để ngăn chặn những tình huống đó. Anh em có thể giao dịch thắng 99 lệnh liên tục, nhưng chỉ 1 lần sai ở lệnh thứ 100 mà không cắt lỗ sẽ làm anh em mất trắng thành quả 99 lệnh trước.
Tham khảo thêm: Overtrading là gì? Và Overtrading tổn hại đến bạn như thế nào?
Lời khuyên của mình là anh em nên đặt cắt lỗ ngay khi vừa mở lệnh, đừng chần chừ. Khi chưa tính được mốc stoploss cụ thể, anh em có thể đặt cắt lỗ ở khoảng 5-10 pip (tùy quản lý vốn) đề phòng giá chạy vài chục pip trong vài phút làm cháy tài khoản. Khi đã đặt cắt lỗ bảo vệ rồi, anh em có thể mở chart xem cụ thể mốc mình muốn cắt lỗ và điều chỉnh lại sau.
Sử dụng stoploss
Có 3 mốc giá anh em có thể cân nhắc để đặt stoploss:
- Nếu anh em trade theo hành vi giá (price action), mốc cắt lỗ nên chọn là đáy hoặc đỉnh gần nhất
- Nếu anh em trade theo trendline, mốc cắt lỗ là khi giá phá trendline
- Nếu anh em trade theo chỉ báo, thì cắt lỗ khi các chỉ báo như MA, RSI, MACD,… báo đảo chiều.
- Dù là phương pháp nào, hãy chọn 1 mà thôi vì trade theo nhiều phương pháp sẽ làm rối những anh em trader mới.
Cách đặt cắt lỗ không có gì khó, thường phần mềm nào cũng có mục cắt lỗ (như ảnh) để anh em điền giá muốn cắt lỗ. Cái khó là sử dụng cắt lỗ thế nào cho hợp lý, dưới đây là kinh nghiệm của mình:
- Cắt lỗ mỗi lệnh tối đa 1-2% tài khoản để đánh sai liên tiếp 50-100 lần thì mới cháy tài khoản. Lỗi lớn nhất của các anh em trader là chỉ sai 1 lệnh mà cháy luôn tài khoản vì không cắt lỗ hoặc vì trung bình giá (DCA). Đừng bao giờ để tình huống này xảy ra, luôn tuân thủ cắt lỗ chặt chẽ.
- Cắt lỗ liên tục 3 lần thì ngưng giao dịch ngày đó. Nghề trade bị chi phối nhiều bởi tâm lý, nếu anh em bị cắt lỗ 3 lệnh liên tục thì thường tâm lý sẽ rất xấu. Nếu trade tiếp khả năng thua rất cao, nên nghỉ hẳn hôm đó để thư giãn, hôm sau làm lại.
Từ stoploss tính volume để vào lệnh:
Công thức để tính lãi/lỗ cho mỗi lệnh forex như sau:
Ví dụ, nếu anh em vào lệnh buy 1 lot vàng, giá vàng cứ tăng 1 pip thì anh em lãi 10$. Ngược lại, giá vàng cứ giảm 1 pip thì anh em sẽ lỗ 10$.
Cắt lỗ chính là lỗ do giá chạy ngược hướng và như phần trên mình chia sẻ thì anh em cần cắt lỗ tối đa 1-2% tài khoản cho mỗi lệnh. Do đó anh em có thể ứng dụng công thức để tính volume vào lệnh khi đặt cắt lỗ tại các mốc giá mong muốn:
Ví dụ với tài khoản 1000$, anh em dự định buy vàng cắt lỗ 2% tài khoản tương đương 20$. Mốc cắt lỗ anh em đặt chênh lệch giá hiện tại 10 pip. Ráp vào công thức sẽ ra volume vào lệnh là 0.2 lot vàng:
Kết lại
Stoploss là một công cụ lợi hại khi trade và anh em không thể trade nếu thiếu stoploss. Tuy nhiên, stoploss cũng có những rủi ro và anh em cần luyện tập nhiều để thuần thục nó. Khi thuần thục stoploss, anh em sẽ không thể cháy tài khoản trong vài lệnh và yên tâm kiếm tiền từ nghề trade.
Chúc anh em đầu tư thành công!
Nhatkytraders.