Trang chủBlogTác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán !

Tác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán !

Cung tiền tác động đến thị trường chứng khoán

Tăng trưởng cung tiền của Chính phủ có tác động cùng chiều đến tăng trưởng chỉ số giá chứng khoán. Tăng trưởng cung tiền cho thấy, Chính phủ đang cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua tiêu dùng và đầu tư. Đây cũng có thể là một gợi ý cơ hội cho nhà đầu tư trong ngắn hạn.

Thực tế, khi cung tiền tăng lên sẽ giúp giảm thiểu lãi suất. Do vậy, hiện tượng vay nhiều hơn so với gửi xuất hiện. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và kinh tế cũng tăng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt để tổng cầu tăng vượt mức sẽ dẫn đến lạm phát và gây bất lợi cho nền kinh tế.

Trong trường hợp cung tiền giảm dẫn đến lãi suất tăng, kinh tế kìm hãm và lạm phát giảm.
Như vậy có thể thấy, cung tiền và lạm phát tác động qua lại với nhau. Cung tiền tăng lạm phát tăng, cung tiền giảm, lạm phát giảm.
Cung tiền tác động đến thị trường chứng khoán
Xem thêm: Tìm hiểu thị trường trái phiếu là gì?

Cung tiền M2 (M2 là cung tiền giao dịch mở rộng, hay M2 = Tổng lượng tiền mặt do NHTW phát hành đang được lưu thông + Tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương + tiền gửi có kỳ hạn ) của 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng lần lượt 11.58% và 12.67% so với năm 2021.

Trong đó 2 tháng đầu năm 2022, tiền gửi dân cư đạt mức ròng 159.000 tỷ đồng, lớn hơn con số 158 nghìn tỷ đồng trong cả năm 2021… Bên cạnh mặt bằng lãi suất huy động tăng, việc các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có dấu hiệu chững lại cũng khiến dòng tiền quay về hệ thống ngân hàng.

Đáng chú ý, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, không chỉ tiền gửi cư dân tăng mạnh mà trong tháng 2/2022, tiền gửi của tổ chức doanh nghiệp cũng tăng 59.000 tỷ đồng, lên mức 5,63 triệu tỷ đồng.

Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục là kênh dẫn vốn tiềm năng. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành trái phiếu có thể sẽ nhích tăng.

Cung tiền tác động đến thị trường chứng khoán
Mặt bằng lãi suất tiền gửi năm 2022 có thể tăng nhẹ nên chênh lệch lãi suất kênh trái phiếu doanh nghiệp so với kênh tiền gửi vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, vì vậy nhu cầu đầu tư vào kênh dẫn vốn này vẫn cao. Mặt khác, quy mô trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2022 ước khoảng 266.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% lượng trái phiếu lưu hành.

Do đó, nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp là lớn đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ sôi động hơn 2021 (khi nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đại dịch) sẽ khiến nguồn cung trái phiếu doanh nghiệp dự kiến vẫn rất dồi dào.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn và áp lực lạm phát trên thế giới có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư, làm tăng kỳ vọng lãi suất với các đợt phát hành trái phiếu mới.

Tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi…

Xu hướng dòng tiền

Các tín hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng như làm giảm lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cung tiền, tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hoặc mua ở trên thị trường mở thì thông qua các kênh này, tiền sẽ chảy đến tiêu dùng sản xuất và thị trường chứng khoán, và kết quả đó là thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục có nhiều dư địa phát triển trong năm tới.

Nhà đầu tư giai đoạn này lướt sóng ngắn hạn rất dễ gặp phải tình trạng mất phương hướng vì dòng tiền dịch chuyển khá nhanh. Nhưng điều nhà đầu tư cần làm giai đoạn hiện tại là tập trung vào cổ phiếu có câu chuyện, tiềm năng tăng trưởng tốt, có dòng tiền để tìm điểm mua và nắm giữ dài hơn một chút sẽ đem lại lợi nhuận tốt.

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT