Trang chủBlogTỉ lệ nợ xấu NPL là gì?

Tỉ lệ nợ xấu NPL là gì?

Để đánh giá về mức độ hoạt động hiệu quả của một đơn vị tài chính, người ta thường chú ý đến tỉ lệ nợ xấu NPL. Vậy tỉ lệ nợ xấu NPL là gì? Cách tính tỉ lệ nợ xấu và phân loại mức độ nợ ra sao? Tìm hiểu cụ thể về những vấn đề này, NhatkyTrader đã có bài viết chia sẻ chi tiết sau đây.

Tỉ lệ nợ xấu NPL là gì?

Khái niệm

Hiểu như thế nào về nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu NPL? Đây là những khái niệm được sử dụng rất phổ biến đối với lĩnh vực tài chính.

Nợ xấu trong thuật ngữ tiếng Anh được thể hiện bằng cụm Non Performing Loan. Nó còn được gọi tắt là NPL. Nợ xấu NPL là những khoản vay đã quá hạn thanh toán nhưng người vay không thể thực hiện chi trả. Thậm chí một số trường hợp còn có thể mất trắng số tiền gốc cho vay trước đó.

Mỗi hợp đồng vay tài chính có thể sẽ được quy định khác nhau về thời gian. Nhưng nhìn chung, các khoản nợ xấu sẽ có thời gian quá hạn thanh toán từ trên 90 ngày đến khoảng 180 ngày.

Xem thêm: Nguyên tắc quản lý vốn 2% là gì?

Tỉ lệ nợ xấu NPL là gì?

Dữ liệu về nợ xấu của các cá nhân/tổ chức sẽ được liệt kê và ghi nhớ trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. Gọi tắt là CIC. Chỉ khi các cá nhân/tổ chức mắc nợ xấu thực hiện thanh toán hoàn tất thì dữ liệu trên CIC mới được gỡ bỏ.

Tỷ lệ nợ xấu NPL là một con số tỷ lệ nhất định. Nó được tính bằng công thức % và thể hiện về mức độ vi phạm nợ xấu của cá nhân/tổ chức cụ thể. Nhìn vào tỷ lệ nợ xấu, bạn sẽ biết được tình hình hoạt động của một đơn vị đang diễn ra như thế nào.

Phân loại các mức độ của nợ xấu

Về mức độ, tỉ lệ nợ xấu NPL trên thị trường hiện nay sẽ được phân thành 5 loại chính. Đó là Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần phải chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ đáng nghi ngờ và Nợ có nguy cơ mất vốn. Tìm hiểu cụ thể từng loại như sau:

Phân loại các mức độ của nợ xấu

Nợ đủ tiêu chuẩn

Đây là những khoản nợ còn trong thời hạn thanh toán. Theo đánh giá của tổ chức cho vay thì nợ đủ tiêu chuẩn có khả năng thu hồi với cả tiền lãi và tiền gốc đúng kỳ đáo hạn.

Nợ đủ tiêu chuẩn còn được gọi là nợ nhóm 1. Nhìn chung, mức độ nợ ở nhóm này chưa đến nỗi quá lo lắng. Và tỷ lệ thu hồi nợ ở mức trung bình, có thể sẽ được hoàn trả đầy đủ theo thỏa thuận khi vay.

Nợ cần phải chú ý

Đây là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong khoảng từ 10 ngày đến 90 ngày. Bên cạnh đó cũng có thể là các khoản nợ có yêu cầu được điều chỉnh thời hạn để trả nợ lần thứ nhất.

Nợ cần phải chú ý còn được gọi là nợ nhóm 2. Nhóm nợ này vẫn có khả năng thu hồi lãi và gốc. Nhưng thời gian hoàn trả của bên vay có thể sẽ chậm trễ và kéo dài.

Nợ dưới tiêu chuẩn

Đây là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong khoảng từ 91 ngày đến 180 ngày. Bên vay đã được một lần yêu cầu gia hạn thời gian thanh toán.

Nợ dưới tiêu chuẩn còn được gọi là nợ nhóm 3. Nhóm nợ này đã được giảm hoặc miễn cả phần tiền lãi nhưng vẫn khó có khả năng thu hồi vốn. Mức độ nguy hiểm của nợ dưới tiêu chuẩn bắt đầu được cảnh báo.

Nợ đáng nghi ngờ

Đây là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong khoảng từ 181 ngày đến 360 ngày. Việc cơ cấu thanh toán nợ đã được điều chỉnh lại lần đầu nhưng bên vay vẫn tiếp tục quá hạn chi trả dưới 90 ngày.

Nợ xấu đáng nghi ngờ còn được gọi là nợ nhóm 4. Nhóm nợ này đang có nguy cơ rất cao về mức độ rủi ro. Trường hợp xấu nhất có thể sẽ dẫn đến nợ mất cả vốn.

Nợ có nguy cơ mất vốn

Cuối cùng là những khoản nợ vượt trên thời hạn thanh toán quá mức 360 ngày. Nợ được cơ cấu lại nhiều lần thế nhưng khả năng thu hồi gần như là bằng 0.

Nợ có nguy cơ mất vốn còn được gọi là nợ nhóm 5. Đây là nhóm nợ nguy hiểm nhất và tỷ lệ mất cả vốn cho vay ở các đối tượng này là vô cùng cao.

Nợ có nguy cơ mất vốn

Cách tính tỉ lệ nợ xấu

Phân loại nợ thường sẽ được chia thành 5 nhóm cụ thể như trên. Và trong đó, nhóm nợ xấu nguy hiểm sẽ tập trung vào phân loại nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Đặc biệt nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 sẽ có mức độ nguy hiểm rất lớn.

Tỉ lệ nợ xấu NPL được tính theo công thức phần trăm. Cách tính sẽ thực hiện dựa vào công thức:

Tỉ lệ nợ xấu NPL = (Nợ xấu/Tổng dư nợ) x 100%

Khi mức % tỉ lệ nợ xấu càng thấp thì tình hình tài chính của ngân hàng hay của một tổ chức doanh nghiệp sẽ càng tốt. Nếu con số tỷ lệ này quá cao, “sức khỏe” tài chính và khả năng hoạt động của đơn vị có thể sẽ báo động.

Kết luận

Trên đây là thông tin tìm hiểu về tỉ lệ nợ xấu NPL là gì? Bên cạnh đó là lưu ý về cách tính và phân loại đối với nhóm nợ xấu hiện nay. NPL là một chỉ số quan trọng trong báo tài chính. Dựa vào chỉ số này, bạn sẽ biết được tình hình hoạt động và khả năng tài chính của một đơn vị như thế nào. Từ đó góp phần hữu ích vào việc nhận định, đánh giá, cũng như lựa chọn đầu tư an toàn cho mình.

Nhatykytraders.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT