Mục Lục Nội Dung:
NYSE tiến gần hơn đến hoạt động giao dịch NFT
Nhatkytradres.com – NYSE đã nộp đơn đăng ký thuật ngữ “NYSE” như một nơi giao dịch mã thông báo không thể thay thế (NFT) tiến một bước gần hơn đến việc thiết lập một nơi giao dịch trực tuyến cho tiền điện tử và NFT.
Trong một hồ sơ gửi đến Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ vào ngày 10/2, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) cho hay ngoài NFT, sàn giao dịch này cũng sẽ cung cấp một thị trường trực tuyến cho người mua, người bán và người giao dịch tài sản điện tử và tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.
NYSE cũng có thể tham gia vũ trụ ảo (metaverse), khi sàn giao dịch này đang tìm cách cung cấp phần mềm thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp.
Nếu NYSE ra mắt thị trường mới, nó sẽ cạnh tranh với SuperRare, Rarible và đặc biệt là OpenSea – nền tảng giao dịch NFT hàng đầu được định giá 13,3 tỷ USD sau vòng tài trợ mới nhất.
Tham khảo thêm:
- Sàn chứng khoán quốc tế lừa đảo: Lời mời tham gia “bữa tiệc” chứng khoán quốc tế
- Thị trường ngoại hối rủi ro như thế nào?
- Ngoại hối có mấy loại? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ngoại hối?
- Forex 4.0 là gì? Bạn biết gì về forex 4.0?
- Bạn có biết Bitcoin có từ khi nào không?
Tuy nhiên, người phát ngôn của NYSE cho biết họ không có kế hoạch ngay lập tức để khởi động việc giao dịch tiền điện tử hoặc NFT. Người này cho hay NYSE thường xuyên xem xét các sản phẩm mới, tác động của chúng đối với thương hiệu cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ tùy theo tình hình.
Trước đó, NYSE đã khai thác những NFT đầu tiên của mình vào tháng 4/2021 như một cách kỷ niệm các giao dịch đầu tiên của các công ty niêm yết đáng chú ý gồm Spotify, Snowflake, Unity, DoorDash, Roblox.
Những ồn ào xung quanh tiền điện tử vào năm ngoái đã tràn sang cả NFT, một hình thức đầu tư đầu cơ mới đã thu hút nhiều người hâm mộ bao gồm cả cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump và vận động viên điền kinh vĩ đại người Jamaica Usain Bolt.
Các công ty tham gia lĩnh vực này cũng được hỗ trợ bởi những “ông lớn” là công ty công nghệ Microsoft của Mỹ và tập đoàn đầu tư SoftBank Group của Nhật Bản.
NFT đã khiến nhiều người bối rối về việc tại sao lại có quá nhiều tiền được chi cho các mặt hàng không tồn tại trên thực tế. Một số người cũng tin rằng ngành công nghiệp này đã bị bão hòa bởi những kẻ lừa đảo và thường chỉ có lợi cho các tác phẩm chất lượng thấp nhưng có tính lan truyền cao.
Chứng khoán Âu-Mỹ phần lớn đi xuống phiên 16/2
Chứng khoán Phố Wall đã đi xuống ngay trước khi biên bản cuộc họp của Fed được công bố, điều này cho thấy các ngân hàng trung ương ủng hộ tốc độ tăng lãi suất mạnh hơn so với chu kỳ thắt chặt tiền tệ trước. Các nhà đầu tư đã phần nào dự đoán trước được tâm lý đó tại cuộc họp của Fed, dựa trên những bình luận trước đó của các quan chức.
Trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,2% xuống 34.934,27 điểm, chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,1% lên 4.475,01 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 0,1% xuống 14.124,09 điểm.
Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng địa chính trị giảm xuống; không có hoạt động rút quân hoặc thiết bị nào diễn ra.
Chứng khoán châu Á phục hồi nhờ hy vọng căng thẳng Nga-Ukraine hạ nhiệt
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 16/2, nhờ hy vọng Nga sẽ không tấn công.
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 16/2, nhờ hy vọng Nga sẽ không tấn công Ukraine, sau khi Nga thông báo một số lực lượng mà nước này triển khai gần biên giới với Ukraine đã bắt đầu rút về các căn cứ.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên tăng 2,2%, lên 27.460,4 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,3%, lên 24.675,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,6%, lên 3.456,83 điểm.
Thông báo của phía Nga đã giúp các nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc giao tranh ở Đông Âu mà các cường quốc phương Tây cảnh báo là sắp nổ ra.
Diễn biến tích cực nói trên cũng giúp các nhà giao dịch không tập trung vào số liệu cho thấy chỉ số giá của nhà sản xuất tại Mỹ tăng vượt dự kiến, gây lo ngại đây có thể là điều báo hiệu lạm phát giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Các thị trường chịu sức ép sau khi Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ Jake Sullivan cuối tuần trước cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể can thiệp quân sự vào Ukraine bất cứ khi nào, một diễn biến làm gia tăng những lo ngại của nhà đầu tư, trong khi giá cả đã tăng vọt, sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng trung ương kết thúc và đại dịch chưa được đẩy lùi.
Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư tích cực hơn trong phiên 15/2, khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một số trong hơn 100.000 quân được triển khai tại Ukraine trong những tuần gần đây đã bắt đầu rút về căn cứ.
Tiếp đó, sau ba giờ đàm phán, ông Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc họp báo và nhà lãnh đạo của Nga đã xác nhận việc rút một phần binh lính và sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp ngoại giao cho căng thẳng hiện nay.
Tại thị trường Việt Nam phiên này, chỉ số VN-Index giảm 0,04%, xuống 1.492,1 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 1,25% lên 429,12 điểm.
Chứng khoán thế giới đồng loạt phục hồi trong phiên 15/2
Phiên này tại thị trường Phố Wall, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite dẫn đầu đà đi lên vơi mức tăng 2,5% và khép phiên ở mức 14.139,76 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,2% lên 34.988,84 điểm còn chỉ số tổng hợp S&P 500 tiến 1,6% lên 4.471,07 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Âu ở bên kia bờ Đại Tây Dương cũng đua nhau lên điểm. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) tăng 1% lên 7.608,92 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) tiến 2% lên 15.412,71 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) cũng ghi thêm 1,9% và đạt mức 6.979,97 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 phiên này tăng 2% và khép phiên ở mức 4.143,71 điểm.